CHÚC MỪNG ĐOÀN THANH NIÊN : 2 TRONG 1

Chủ nhật - 18/11/2018 16:26
Mừng Tân Ban Chấp hành Đoàn & Lễ Bổn mạng các Thánh Tử đạo Việt Nam. Đồng thời Quý Cha Quản xứ cử hành LỄ BẾ MẠC NĂM THÁNH TÔN VINH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM vào lúc 04 g30 Thứ Bảy ngày 24.11.2018 tại Lễ đài Khuôn viên Nhà Giáo Lý.
CHÚC MỪNG LỄ BỔN MẠNG ĐOÀN THANH NIÊN
CHÚC MỪNG LỄ BỔN MẠNG ĐOÀN THANH NIÊN

LÀM CHỨNG CHO TÌNH YÊU
Một lãnh tụ vô thần đã tuyên bố: “ Chúng ta hãy triệt phá Giáo hội, nhưng đừng tạo ra những vị tử đạo”. Khi tuyên bố như thế, một cách mặc nhiên ông ta công nhận điều mà Sử gia Tertulianô đã nói là đúng : “ Máu các Thánh tử đạo là hạt giống nảy sinh các Kitô hữu”.
Hôm nay, chúng ta mừng kính các Thánh Tử đạo tại Việt Nam. Máu các Ngài đã đổ ra năm xưa, dệt nên những trang sử oai hùng giữa lòng dân tộc. Chúng ta kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ cái chết của các bậc tiền bối cha ông và mở lòng đón nhận sứ điệp về ơn gọi tử đạo mà các Ngài chuyển giao cho con cháu là chúng ta ngày hôm nay.
LƯỢC SỬ GIÁO HỘI VIỆT NAM QUA DÒNG THỜI GIAN
Hạt giống đức tin đã được gieo vào mảnh đất quê hương Việt Nam từ hơn 500 năm trước. Trong suốt chiều dài lịch sử, Giáo hội Việt Nam đã trải qua hơn 100 năm sống trong bách hại. Sắc dụ cấm đạo đầu tiên được ban hành năm 1625, kéo dài đến hết thời Văn Thân năm 1886. Hàng vạn con người đã ngã xuống do sự thù ghét. Thế gian ghét đạo, ghét Đức Giêsu và ghét luôn những môn đệ của Ngài. Đây chính là điều mà Chúa Giêsu đã cảnh báo từ 2000 năm trước (Mt 5, 11; 10, 22 ).
Trong số các anh hùng Tử đạo, đã có 118 vị được ghi tên trong sổ bộ các thánh :
gồm 117 Hiển thánh và một Chân phước.
Có 97 vị là người Việt Nam,
11 vị Tây Ban Nha, và 10 vị người Pháp.
Họ thuộc đủ các giai tầng xã hội,
gồm 08 Giám mục,
50 linh mục,
15 thầy giảng,
01 chủng sinh và
44 giáo dân.
Trong số giáo dân, có cả những vị làm quan trong triều đình, có vị làm nghề thu thuế, làm binh lính, y sĩ hoặc chỉ là nông dân quèn. Dù là người Việt Nam hay ngoại quốc, các Thánh Tử đạo đều nói lên một chứng từ duy nhất, đó là các Ngài làm chứng về Đức Giêsu chịu hiến tế, như Thánh Phaolô đã khẳng quyết: “ Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh vào Thập giá”. Cái chết của các Ngài là bài giảng sống động nhất và thâm thúy nhất. Họ rao giảng không phải trên lý thuyết, nhưng bằng chứng tá cụ thể, những chứng tá sống động và rất sâu xa.
Có 6 loại án được thực hiện để hành quyết các vị tử đạo:
Bá đao (cắt thân thể thành trăm mảnh) có 01 vị;
Lăng trì (chặt chân tay, mổ bụng và vất xuống sông) có 04 vị ;
Thiêu sinh (đốt sống) có 06 vị;
Xử giảo (xiết cổ bằng dây) có 02 vị ;
Xử trảm (chém đầu) có 75 vị  và chết rũ tù có 9 vị.
Vị Tử đạo lớn tuổi nhất là linh mục Vũ Bá Loan 84 tuổi và trẻ nhất là chủng sinh Tôma Thiện 18 tuổi.
Trong thời Trịnh Nguyễn từ năm 1745 đến năm 1774 có 04 vị.
Thời vua Cảnh Thịnh (17881801 ) có 02 vị.
Dưới thời Minh mạng (18201840) có 58 vị tử đạo.
Trong thời Thiệu Trị từ năm 1841 đến 1847 có 03 vị
và thời Tự Đức từ năm 1847 đến 1883 có 50 vị.
Đó là phác lược tổng quát các mốc điểm thời gian và bối cảnh dẫn đến cái chết của các Thánh Tử đạo. Nhìn lại một cách thoáng chung lịch sử của Giáo hội Việt Nam, chúng ta tạ ơn Chúa vì gia sản đức tin mà cha ông đã để lại. Gia sản đó được đan dệt bằng máu và nước mắt, đúng như lời quả quyết của thánh Tertulianô: “ Máu các vị tử đạo là hạt giống nảy sinh các Kitô hữu.”(sanguis martyrorum semen christianorum est)
SỐNG ƠN GỌI TỬ ĐẠO NGÀY HÔM NAY
Trong đại hội tu sĩ trẻ thế giới tổ chức tại Rôma đầu tháng Chín vừa qua, Ban Tổ chức đã dành một tiếng đồng hồ để các tu sĩ đặt câu hỏi và Đức Thánh Cha trực tiếp trả lời. Có một anh em tu sĩ dòng DonBosco đến từ Syria đứng lên phát biểu và hỏi Ngài vài điều. Đức Thánh Cha sau khi trả lời đã hỏi ngược lại: “Con từ đâu đến đây ?”. Vị tu sĩ trẻ nói là Ngài đến từ Syria. Đức Thánh Cha mở to đôi mắt nhìn vị linh mục và nói với cử tọa: “Chúng con hãy cầu nguyện cho các vị tử đạo hiện nay tại Iraq và Syria”. Cả hội trường xúc động vì tình hình chiến sự đang xảy ra rất khốc liệt tại Trung Đông, khiến bao nhiêu Kitô hữu bị giết, nhiều gia đình ly tán, các nhà thờ bị đốt phá, cả trăm ngàn người dân vô tội phải trốn tránh hoặc đi tị nạn.
Như vậy, ngày hôm nay vẫn còn các vị tử đạo, những con người bị thù ghét vì lý tưởng và niềm tin của mình. Nhưng hiểu theo nghĩa rộng hơn, sống mầu nhiệm tử đạo không phải là chuyện viễn tưởng xa vời. Đó chính là bản chất ơn gọi gắn liền với căn tính Kitô hữu chúng ta. Chúa Giêsu đã nói “ Ai muốn theo tôi phải bỏ mình vác thập giá hằng ngày mà theo tôi”(Mc 8,34).
Hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay đã bãi bỏ án tử hình, và cũng tôn trọng tự do tôn giáo, ít nhất là trên lý thuyết. Việc đàn áp tôn giáo với những màn tra tấn, tống ngục hay giết chết đang dần bị con người ngày hôm nay đào thải, vì nó đi ngược với khái niệm về nhân quyền mà xã hội luôn đề cao. Tuy nhiên lời mời gọi của Đức Giêsu đi vào mầu nhiệm tự hủy để sống ơn gọi tử đạo vẫn luôn mang tính thời sự cho tất cả mọi người thuộc mọi thời đại, vì nó là thuộc tính nơi cuộc sống của những học trò Đức Giêsu. Ơn gọi Kitô hữu luôn hàm ngậm cái chết. Cái chết trên Thập giá theo gương Đức Giêsu là đích điểm mà tất cả mọi người chúng ta phải vươn tới. Văn hào Goethe đã viết: “ Làm một việc hy sinh to lớn trong khoảnh khắc thì dễ, chỉ cần chút can đảm nhất thời, nhưng thể hiện những hy sinh nho nhỏ và liên tục trong suốt cuộc đời thì khó hơn nhiều”. Đó là cái chết tiệm tiến, từ từ trong cuộc sống đức tin để sao chép lại chính cái chết của Đức Giêsu. Mô thức ơn gọi tử đạo của tất cả chúng ta hôm nay là như thế. Chúng ta phải đi sâu vào cái chết không đổ máu, không xích xiềng hay tù ngục qua cuộc sống hằng ngày và một cuộc sống như vậy chính là để làm chứng cho tình yêu.
KẾT LUẬN
Để kết luận, xin trích mượn tư tưởng của Thánh Charles de Faucauld : “ Ở đời này chúng ta chỉ có thể ôm lấy Chúa Giêsu bằng cách ôm trọn Thập giá của Ngài. Ta không thể yêu mến Thập giá mà lại không có Chúa Giêsu bị đóng đinh nằm ở trên. Đồng thời chúng ta cũng không thể ôm lấy Chúa Giêsu mà lại vắng bóng Thập giá”. Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu. Cánh hoa hồng càng rực rỡ càng có nhiều gai nhọn ẩn sâu bên dưới. Cũng vậy tình yêu đến thật nhiều xuyên qua đau khổ. Con đường đau khổ dẫn đến Thập giá, chính là con đường của ơn gọi tử đạo, con đường của tình yêu. Cũng như Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã viết: “Sống bằng tình yêu không phải là định cư mãi với Chúa Giêsu trên đỉnh núi Tabor giữa những vinh quang sáng chói, nhưng là còn phải trèo lên đỉnh Calvê để ôm nhận Thập giá như một kho tàng”. Sống ơn gọi tử đạo là như thế.
Văn Hào

A 0

Trong tâm tình khởi đầu một Nhiệm kỳ mới của
TÂN BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN THANH  NIÊN &
MỪNG LỄ BỔN MẠNG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Vào sáng Thứ Bảy, ngày 24 tháng 11 năm 2018

QUÝ CHA QUẢN XỨ, BTV.HĐGX
BAN BIÊN TẬP TRANG TIN GIÁO XỨ
QUÝ ANH CHỊ GIÁO LÝ VIÊN,
QUÝ CHỨC CÙNG CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ

HÂN HOAN CHÚC MỪNG
TÂN BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN THANH NIÊN

NHIỆM KỲ 20182022

A 2
BCH 2
Tân Ban Chấp Hành Đoàn Thanh Niên - NK 2018-2022

1. Anh  Antôn  Trần Thế               CHIÊU      :  Đoàn Trưởng.
2. Anh  GB Trần Đoàn Thiên        BẢO          :  Đoàn Phó Kế hoạch.
3. Anh  PX  Phạm Bình                 AN            :  Đoàn Phó Phụng vụ.
4. Chị Cêcilia Trần Ngọc Diễm     LOAN       :   Ủy viên Thư Ký.
5. Chị  Têrêsa Trần Ngọc Kiều     TRINH      :  Ủy viên Thủ quỹ.
6. Anh  Giuse Hoàng Trần Nhật   TÂN          :  Ủy viên Kế hoạch.
7. Anh  Antôn  Trần Bắc                KINH        :  Ủy viên Phụng vụ.
8. Anh  Giuse  Trần Quang           DUY         :   ỦV Văn hóa & Xã hội.

Nguyện chúc TÂN BAN luôn hăng say, vui vẻ và nhiệt thành để năng nỗ chu toàn Nhiệm vụ mà các Đoàn viên đã tín nhiệm và Giáo xứ giao phó.
Đồng thời, giúp các Bạn Thanh niên Nam Nữ, thừa hưởng gương sáng và giáo huấn quý báu nơi các bậc cha anh, cùng góp phần gìn giữ và phát triển gia sản Đức tin trong đời sống đạo. Đồng thời, cùng giúp nhau phát huy tình liên đới và củng cố xây dựng Nước Chúa ngày càng triển nở vững mạnh nơi Cộng đoàn Giáo xứ.
 

A 3

CHÚC MỪNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
BỔN MẠNG ĐOÀN THANH NIÊN

Nguyện xin cho Các Bạn trẻ Giáo xứ,
là con cháu các ngài
biết can trường sống Đức tin của bậc cha anh
trong một thế giới vắng bóng Thiên Chúa,
biết nhiệt thành làm chứng về tình yêu
bằng một đời hiến thân phục vụ.
Ước gì ngọn lửa đức tin
mà các ngài đã thắp lên bằng cuộc sống và cái chết,
được bừng tỏa trên Quê hương Việt Nam.
Ước gì máu thắm của các ngài
thấm vào mảnh đất quê hương
để công cuộc truyền giáo nơi Giáo xứ chúng ta sinh nhiều hoa trái.
Nguyện xin Thiên Chúa
qua lời cầu bầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,
chúc lành và tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên mỗi đoàn viên.
Từ tấm gương anh dũng kiên cường của các ngài,

cùng hướng về tưởng nhớ ngày vinh thắng
của các bậc Cha ông anh hùng,

nguyện xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam luôn đồng hành
trong mọi sinh hoạt của Đoàn và cầu bầu cho mọi tâm nguyện
nhằm duy trì cùng xây dựng một mùa xuân tươi trẻ, thánh thiện cho Giáo xứ.
Đồng thời, nâng đỡ dìu đưa các Bạn trẻ
luôn hân hoan nhiệt thành bằng chính cung cách sống
trong Sứ mạng phụng sự Thiên Chúa,
như NGƯỜI BẠN ĐƯỜNG GIÊSU muôn đời trẻ trung.
Để Giới trẻ Giáo xứ thể hiện xứng đáng
là sức mạnh và là tương lai của xã hội, Giáo xứ và Giáo Hội,
qua lời chuyển cầu của các Thánh,

xin cho các Bạn vượt qua mọi gian nan thử thách,
để chứng tỏ lòng trung tín và yêu mến Chúa.
Xin cho những mảnh đất tâm hồn cằn cỗi
được tình yêu thương ấp ủ để vươn dậy;
những chồi non đạo hạnh thánh thiện, sống tốt đời đẹp đạo.

Xin cho những tâm hồn bị thương tổn
gặp được niềm an ủi và chữa lành.

Xin cho những tâm hồn băng giá được hâm nóng niềm tin,
trở nên nhiệt thành yêu mến và hăng say đời sống chứng nhân.

Để Giới trẻ Giáo xứ thể hiện xứng đáng
là sức mạnh và là tương lai của xã hội, Giáo xứ và Giáo Hội.

TĐVN 7

Tác giả bài viết: BBT-Trang Tin GX

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây