Giáo Xứ Châu Sơn

https://giaoxuchauson.com


NĂM KỶ NIỆM LAUDATO SÌ & NGÀY CẦU NGUYỆN CHO TRÁI ĐẤT

Trong số các sáng kiến nhân dịp kỷ niệm 5 năm Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp Laudato Si’ về bảo vệ và chăm sóc trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, có sáng kiến “Năm Kỷ niệm đặc biệt Laudato Si’”, từ ngày 24/05/2020–24/05/2021. Mọi người được mời gọi cầu nguyện vào giữa trưa ngày 24/05.
NĂM KỶ NIỆM LAUDATO SÌ & NGÀY CẦU NGUYỆN CHO TRÁI ĐẤT

NĂM KỶ NIỆM ĐẶC BIỆT LAUDATO SÌ
VÀ NGÀY CẦU NGUYỆN CHO TRÁI ĐẤT
Hồng Thủy, Vatican News
Nguồn: vaticannews.va/vi

H 10b

“Năm Kỷ niệm đặc biệt Laudato Si” - ngày 24/05 cầu nguyện cho trái đất và nhân loại
Trong số các sáng kiến nhân dịp kỷ niệm 5 năm Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp Laudato Si’ về bảo vệ và chăm sóc trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, có sáng kiến “Năm Kỷ niệm đặc biệt Laudato Si’”, từ ngày 24/05/202024/05/2021. Mọi người được mời gọi cầu nguyện vào giữa trưa ngày 24/05.
“Năm Kỷ niệm đặc biệt Laudato Si” là một sáng kiến của Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện, bao gồm một loạt các sự kiện, bắt đầu bằng một ngày cầu nguyện toàn cầu và kết thúc bằng việc khởi động các kế hoạch hành động bền vững trong nhiều năm.

Thông điệp Laudato Si là kim chỉ nam về đạo đức và tinh thần

H 10c

 

Thông cáo của Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện nói rằng khi thế giới tiếp tục đối phó với đại dịch virus corona, sứ điệp của Thông điệp Laudato Si’ ngày nay vẫn có tính ngôn sứ, giống như vào năm 2015. Thông cáo viết: “Thông điệp thực sự có thể cung cấp la bàn đạo đức và tinh thần cho hành trình kiến tạo một thế giới thân thiện, huynh đệ, hòa bình và bền vững hơn.” “Quả thật, Covid-19 đã cho thấy rõ rằng tất cả chúng ta kết nối và phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc như thế nào. Khi chúng ta bắt đầu hình dung một thế giới hậu Covid-19, trước hết, chúng ta cần một cách tiếp cận toàn diện vì mọi thứ liên quan chặt chẽ với nhau và các vấn đề ngày nay đòi hỏi một tầm nhìn có khả năng xem xét mọi khía cạnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu.”

Ngày cầu nguyện cho trái đất và nhân loại
Năm đặc biệt Laudato Si’ bắt đầu từ ngày 24/05, với một ngày cầu nguyện cho trái đất và cho nhân loại. Một kinh nguyện được soạn đặc biệt cho dịp này; mọi người được khuyến khích đọc nó vào lúc giữa trưa ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

H 10d

 

"Chương trình bảy năm hướng tới nền sinh thái toàn diện”
Bên cạnh đó còn có các buổi hội thảo trên web về vấn đề chăm sóc môi trường, giáo dục và kinh tế. Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện cũng mô tả chi tiết về “chương trình bảy năm hướng tới nền sinh thái toàn diện” cho các gia đình, giáo phận, trường học, đại học, bệnh viện, doanh nghiệp, trang trại và các dòng tu. Mục đích của chương trình này là đáp lại cách cụ thể tiếng kêu của trái đất và người nghèo, để thúc đẩy kinh tế và nhận thức sinh thái, và áp dụng lối sống đơn giản hơn. (CNA 19/05/2020)

 

TUẦN LỄ LAUDATO SÌ: NGƯỜI CÔNG GIÁO INDONESIA
ĐƯỢC MỜI GỌI CÓ “MỘT TẦM HỒN CAO THƯỢNG”,
KHÔNG LÃNG PHÍ THỨC ĂN
Ngọc Yến
VaticanNews Tiếng Vit 20.05.2020

H 10e

 

Đón nhận lời mời gọi của Đức Thánh Cha, chúng ta cùng suy tư về những gì đang làm chúng ta lo lắng và lắng nghe lời kêu gọi bảo vệ trái đất, để trái đất có thể là một nơi hòa bình, thịnh vượng cho chúng ta và cho mọi thụ tạo của Thiên Chúa.
Đây là những lời của Đức Hồng y Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia trong một sứ điệp video được gửi đến tất cả các giáo xứ trong Tổng Giáo phận Jakarta tại Thánh lễ Chúa nhật 17/5/2020.
Với việc gửi sứ điệp này, Đức Hồng y muốn các tín hữu ý thức việc kỷ niệm 5 năm Thông điệp Laudato Sì được Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành và “Tuần lễ Laudato Sì” từ 16–24/5 do Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện của Tòa Thánh tổ chức, nhằm khuyến khích và thúc đẩy các hành động cụ thể của cá nhân và cộng đoàn để chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Đức Hồng y mời gọi các tín hữu có “một tâm hồn cao thượng” không lãng phí những thứ có thể hữu ích cho người khác.
Để làm điều này, Chủ tịch Hội đồng Giám mục kể câu chuyện về con vẹt và một số loài chim khác làm tổ sống trên một cây lớn. Nhưng rồi một ngày kia, cây bắt đầu bị khô héo và chết do mũi tên tẩm thuốc độc của người thợ săn. Không còn nơi trú ẩn, các chú chim đi tìm nơi ở khác, chỉ có con vẹt quyết định ở lại. Có một người lạ hỏi vẹt, tại sao lại không ra đi như những loài chim khác, vẹt trả lời vì cây đã giúp gia đình vẹt. Sau đó, người lạ, người có những quyền năng đặc biệt đã làm cho cây hồi sinh và những chú chim khác cũng đã trở lại tiếp tục trú ngụ trên cây.
Đức Hồng y giải thích: “Câu chuyện rất đơn giản, nhưng thông điệp rất mạnh mẽ. Tất cả chúng ta đều được yêu cầu có một trái tim cao thượng, giống như chú vẹt. Với một trái tim cao thượng chúng ta có thể che chở, bảo vệ và nỗ lực để làm cho Trái đất của chúng ta là một nơi thịnh vượng và yên bình cho mọi thụ tạo”.
Do đó, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Tổng giáo phận đã mời tất cả các linh mục chánh xứ giới thiệu lại Thông điệp của Đức Thánh Cha và khuyến khích giáo dân hành động vì môi trường.
Nói với Hãng tin UCA News, cha Agustinus Heri Wibowo, chủ tịch của Ủy ban Công lý và Hòa bình nhấn mạnh rằng, người Công giáo không nên mua thức ăn và quần áo rồi do không phù hợp với mình lại đem bỏ đi. Đó là một sự lãng phí lớn.
Cha Wibowo nói: “Chúng ta phải tránh lãng phí thực phẩm, bởi vì vẫn còn nhiều người nghèo đói. Các gia đình hãy trồng cây. Không chỉ cung cấp thực phẩm cho những người trên đường phố, 

Tác giả bài viết: BBT tổng hợp từ nhiều nguồn.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây