Giáo Xứ Châu Sơn

https://giaoxuchauson.com


MANG ƠN MỘT TÊN GỌI : ĐAN VIỆN CHÂU SƠN

Lời Giới thiệu : Cách đây 65 năm ( 1955), thuở Núi Ngọc Rừng Châu còn hoang sơ, đã có một Nhà Dòng sẵn lòng ra đi lên Đơn Dương Lâm Đồng để chuyển giao một địa danh xinh đẹp, một vùng đất màu mỡ hiền hòa để thiết lập Trại Định cư. Quê hương Châu Sơn chúng ta rất mang ơn tấm lòng thơm thảo sẻ chia của Hội Dòng. Bởi vì dấu tích một thời mà Nhà Dòng để lại, tuy nay không còn, là một giếng hình vuông tại nhà Ông bà cụ Trần Văn Lan. Nhằm tìm hiểu Nhà Mẹ ở Nho Quan Ninh Bình, nếu có thời gian và điều kiện, trên Hành trinh rong ruỗi Nam Bắc, xin mời các Bạn ghé thăm địa chỉ thân thương ấy, một nơi chốn đầy tôn nghiêm huyền bí với khung cảnh lộng lẫy với vẻ đẹp thanh cao. Vốn là một địa danh rất nổi tiếng, vì nơi đây chính là điểm dừng chân lý tưởng để các Hội Dòng từ Thủ đô tìm về tĩnh tâm, và nhất là để nghe những tâm tình chia sẻ rất đáng quý, vừa thánh thiện vừa sâu lắng của nguyên Đức Tổng giám mục Giuse, TGP Hà Nội. BBT trân trọng giới thiệu cùng Cộng đoàn và quý Bạn đọc những Bức ảnh đẹp về Đan viện Nhà mẹ, với khung cảnh vừa lộng lẫy thanh cao, vừa tôn nghiêm huyền bí này.
GIỚI THIỆU ĐAN VIỆN CHÂU SƠN

ĐÔI LỜI CỦA BAN BIÊN TẬP
BBT xin chân thành cám ơn Cha Phanxicô Salêsiô Trần Huy Huề, Dòng Xitô Phước Vĩnh, Trà Vinh, đã kịp thời giúp đính chính một lầm lẫn của BBT là khi nói về việc mang ơn một tên gọi, thì chính xác là phải nói về Đan viện Châu Sơn ở Đơn Dương Lâm Đồng ( xin đọc đôi nét giới thiệu về Đan viện nầy).

Qua góp ý của Cha Phanxicô Salêsiô
nguồn
hoidongxitothanhgia.com. BBT xin cáo lỗi với Quý Bạn đọc. Dựa theo Tư liệu của tác giả Mai Thi, BBT xin trân trọng giới thiệu đôi nét về  Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương, như tìm hiểu về ngọn nguồn của một tên gọi và ân nhân.
" Đan viện Thánh mẫu Châu Sơn là thành viên của Hội dòng Xitô Thánh gia, được khai sinh ngày 08 tháng 9 năm 1936, ngày lễ Sinh nhật Đức Trinh nữ Maria, do phái đoàn anh em nhà mẹ Phước Sơn thiết lập tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giáo phận Phát Diệm theo thỉnh cầu của Đức Cha JB. Nguyễn Bá Tòng.
"Năm 1953, hoàn cảnh lịch sử đã đưa đẩy khiến các cha anh phải khăn gói ra đi: đây quả là biến cố “trẩy Aicập”. Trong những năm từ 1953–1957, Cộng đoàn tạm trú tại Họ đạo Phước Lý (thành Tuy Hạ, Biên Hoà), sau đó dời lên địa điểm ngày nay. Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn định cư trên phần đất là đồn điền Canh-ki-na trên mảnh đất cao nguyên thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Tuyên Đức (Lâm Đồng ngày nay) ở độ cao trung bình 1050m, khí hậu mát mẻ, đất đai mầu mỡ, núi rừng thơ mộng thích hợp với đời sống đan tu.
"Từ khi thành lập 1936 đến năm 1953 : Khi được Toà thánh chọn làm Giám mục Phát Diệm, Đức cha Gioan Nguyễn Bá Tòng, vị Giám mục tiên khởi của Giáo hội tại Việt Nam, nhân dịp ghé thăm Đan viện Phước Sơn ở Huế đã cho Cha Bề trên Bernard Mendiboure biết ý định tha thiết ước ao có một Dòng tu nam chiêm niệm trong Giáo phận mà ngài vừa đảm trách, theo ngài nơi đây như cây thu lôi thiêng liêng, cùng với nhà Dòng kín, bênh đỡ Giáo phận bằng lời cầu nguyện và hãm mình”. Đáp lại lời mời gọi của ngài, ngày 12.7.1936, Công nghị đan sĩ Phước Sơn chọn Cha Anselmô Lê Hữu Từ làm Bề trên tiên khởi dẫn phái đoàn đi lập nhà mới. Ngày 08 tháng 9 năm 1936, từ Cộng đoàn Nhà mẹ Phước Sơn khai sinh Nhà con đầu tiên tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình mang tên Đan viện Thánh mẫu Châu Sơn (đất mua lại của đồn điền Lacombre). Cha Placido Nguyễn Quang Trạch thay thế Cha Anselmo khi ngài vắng mặt. Ngày 08.12.1939, lễ Đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đan viện cùng với Công trình nhà nguyện rất tuyệt tác. Ngày 28.5.1944, khi Đức cha Phan Đình Phùng lên Châu Sơn dự lễ khấn và qua đời đột ngột, Cha Bề trên Đan viện phải thế chỗ của vị Giám mục này. Ngày 14.6.1945, qua Sắc chỉ của Toà thánh, Cộng đoàn được vinh dự cống hiến cho Giáo hội vị Bề trên tiên khởi của mình là Đức Cha Anselmo Thađeo Lê Hữu Từ làm giám mục giáo phận Phát Diệm. Lễ tấn phong có phái đoàn Chính phủ Dân Chủ Cộng Hoà tham dự (ngày 28.10.1945).Giai đoạn từ 1953 – 1957 : Buổi chiều ngày đáng nhớ 21 tháng 4 năm 1953, các đan sĩ, tu sĩ, đệ tử lặng lẽ di cư vào Nam, ở tạm tại họ đạo Phước lý, Tuy Hạ, Biên Hoà. Ưu tư lớn nhất thời gian này là kiếm đất xây dựng cộng đoàn. Năm 1955, Cha Bề trên Jean Berchmans cùng ba thầy lên Ban Mê Thuật tìm đất lập dòng nhưng sau vài tháng thấy không có nhiều điều kiện thuận lợi vì vậy lại trở về Phước Lý, tuy nhiên địa danh Giáo xứ Châu Sơn của Ban Mê Thuật ngày nay là dấu tích mà anh em Châu sơn ngày ấy để lại.
Đến ngày 01 tháng 6 năm 1957 Cộng đoàn Châu Sơn đến định cư tại Đơn Dương giáo phận Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng (sở đất mua lại của viện Pasteur Paris trồng thử nghiệm cây Canh-ki-na) cho đến nay".

ĐAN VIỆN CỔ KHUNG CẢNH “ĐẸP NHƯ TRỜI TÂY”
KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Thái Thái Bá dantri.com.vn

Đan viện Châu Sơn ở Ninh Bình là nơi tôn nghiêm, huyền bí, nơi đây có vẻ đẹp thanh cao với khung cảnh lộng lẫy như “trời Tây”. Đan viện cổ này không phải ai cũng biết và không phải lúc nào khách cũng có thể ghé thăm.

H 2

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn nằm ở xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình khoảng 35km. Đây là Đan viện của dòng Xitô.

H 3

Đan viện nằm trên diện tích gần chục ha, bao gồm nhiều hạng mục như nhà thờ Châu Sơn, dòng tu, vườn cầu nguyện Fatima… Nổi bật hơn cả là nhà thờ cổ với lối kiến trúc Gothic.

H 4

Nhà thờ Châu Sơn được khởi công xây dựng năm 1939, khánh thành và cung hiến ngày 04/11/1945.

H 5

Được xây dựng trên một khu đất rộng và bằng phẳng ngay giữa núi rừng huyện Nho Quan (Ninh Bình), ngôi thánh đường của Đan viện Châu Sơn nổi lên như một công trình kiến trúc hùng vĩ từ những năm 40 của thế kỷ trước.

H 6

Nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc cổ châu Âu, bên ngoài xây bằng gạch mộc không tô vữa nên màu đỏ của gạch nổi trội hẳn lên so với màu xanh ngút ngàn của cây cối xung quanh.

H 7

Đan viện Châu Sơn Bình là nơi tôn nghiêm, huyền bí, nơi đây có vẻ đẹp thanh cao với khung cảnh lộng lẫy được ví như “trời Tây”.

H 8

 

H 9

Sở dĩ được ví như “khung cảnh trời Tây” bởi lối kiếm trúc cổ hòa lẫn vẫn thiên nhiên tạo nên nét đẹp cổ kính, riêng biệt, ít công trình kiến trúc nào ở Việt Nam có được như Đan viện Châu Sơn.

H 10

 

H 11

Với kiến trúc Gothic, các cửa sổ, cửa chính của ngôi thánh đường Châu Sơn đều có một đặc điểm chung là mái vòm cong vút, nhọn hoắt. Các đường nét được xây chắc chắn bằng gạch đỏ.

H 12

Khi xây dựng ngôi nhà thờ này, gạch được đặt làm riêng để tạo các điểm nhấn. Trải qua 80 năm, đến nay ngôi nhà thờ cổ vẫn trường tồn với thời gian.

H 13

Bên ngoài gạch được xây mộc không tô vữa, bên trong là hệ thống mái vòm được kiến trúc rất cầu kỳ và tinh tế.

H 14

Vẻ đẹp thanh cao tạo nên sự tôn nghiêm, linh thiêng cho nhà thờ Châu Sơn.

H 15

 

H 16

 

H 17

Hai bên hành lang nhà thờ có các cột được trạm khắc rất tinh xảo, bên cạnh đó là các bức họa Chúa, các thánh tạo nên sự linh thiêng cho ngôi thánh đường gần 100 năm tuổi.

H 18

Mái vòm đặc trưng của lối kiến trúc Gothic.

H 19

Ngoài nhà thờ Châu Sơn, vườn cầu nguyện Fatima cũng là một điểm nhấn đặc biệt của Đan viện đặc biệt ở Ninh Bình này.

H 20

Không giống như bất cứ không gian của một công viên nào, các tiểu cảnh trong vườn cầu nguyện được thiết kế theo cách riêng, hướng đến sự tĩnh lặng.

H 21

 

H 22

Những năm gần đây, Đan viện Châu Sơn thu hút người dân đến chiêm ngắm nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn rất ít người biết đến nơi này, bởi đây không phải là khu du lịch mà là nơi tôn nghiêm, một công trình công giáo phục vụ tu viện và cầu nguyện.

H 23

 

H 24

Ngay giữa vườn cầu nguyện Fatima, một giếng cổ vẫn còn được lưu giữ. Để xuống được nơi này phải đi qua một đường hầm xây hoàn toàn bằng đá ong. Nơi đây nghiêm cấm du khách đến bởi chỉ dành riêng cho cầu nguyện.

H 25

Đan viện Châu Sơn là nơi không phải ai cũng biết, không phải ai biết cũng dễ dàng ghé thăm. Bởi nơi đây chỉ mở cửa đón khách theo thời gian nhất định.

H 26

Theo quy định của Đan viện, ngày thường sẽ có khung giờ mở cửa riêng so với ngày lễ (thứ 7 và Chúa Nhật). Đặc biệt, vào mùa Chay (mùa thương khó của người Công giáo) nơi đây không đón khách đến tham quan.

H 27

Với khung cảnh đẹp như “trời Tây”, Đan viện Châu Sơn được ví như một bông hoa giữa núi rừng Nho Quan (Ninh Bình). Lỗi kiến trúc Gothic cổ xây bằng gạch để mộc, nhà thờ Châu Sơn có vẻ đẹp, cổ kính không khác gì nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn và nhiều ngôi thánh đường cổ khác ở Việt Nam.
 

ĐAN VIỆN XITÔ CHÂU SƠN : NHIỀU ĐIỀU CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN
JB Lê Đình Nam Cộng đoàn Vinh tại Hà nội

Trên con đường lớn vào rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, xuôi theo dòng sông Nho Quan không chỉ có khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long thu hút đông du khách nước ngoài với "tour’ du lịch xe trâu, mà còn có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những ngýời tu hành - ðó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn.
Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi Thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945 bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của cha Phêrô Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của cha Phêrô.

H 28

Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông, có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh. 
Khởi công xây dựng tháng 2-1939, mặc dù không hề có bản vẽ thiết kế trên giấy, mà hoàn toàn dựa vào sự nghiên cứu, hướng dẫn của Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch - là chủng sinh của Đại Chủng viện Sài Gòn ra đây thành lập Đan viện; cũng không có các phương tiện hiện đại, xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và bàn tay vài chục thày trò và thợ địa phương, công trình kéo dài đến cuối năm 1945 mới hoàn tất, song lập tức nổi bật giữa vùng núi non heo hút. "Vỏ bọc" Tòa Thánh đường toàn bằng gạch tự nung, không trát, độc đáo ở chỗ hơn 6 thập kỷ trôi qua không hề bị rêu phong, vẫn mộc mạc một màu đỏ son giống như công trình Nhà thờ lớn ở Sài Gòn.
Thánh đường Đan viện Châu Sơn quay về hướng Đông, thiết kế theo kiểu Gothique với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, chỗ có cột dày 1,2 m, tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.
Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng.
Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh "chạm thủng" họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.
Phía trong Thánh Đường, ánh sáng tự nhiên lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn, tôn lên những hàng cột tròn và họa tiết trang trí hay những bức phù điêu đơn giản, có tính khái quát cao.
Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng Thánh đường Đan viện Châu Sơn, làm nổi bật gian cung thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác (biểu tượng Chúa Ba Ngôi, tượng Đức Mẹ, các Thánh).

H 29

 

Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau, và hiện tại cấc Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.

H 30

Một góc khu vực vườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương, phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.
 

H 31

Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga

H 32

Nhà nghỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề, phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.

H 33

Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (Nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.

H 34

Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường

H 35

Nếu nói về "Của Lạ" trong tự nhiên thì có lẽ là Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này, tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vấn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa

H 36

Tượng đài Đức Mẹ - một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013

H 37

Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive, theo như lời giới thiệu của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima. Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam nên khi đem về Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.

H 38

Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng Xi Măng, mọi vật liệu như xi măng, sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.

H 39

Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già mất đi được chôn cất tại đây.

H 40

Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện tiếp đón rất nhiều đoàn khách chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng như hành hương.

H 41

Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn, ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.

H 42

Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh thơi trong tâm hồn mỗi người...!

Tác giả bài viết: BBT tổng hợp từ nhiều nguồn.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây