ĐÔI ĐIỀU MẠN ĐÀM VỀ BÀI THÁNH CA “NỬA ĐÊM MẦNG CHÚA RA ĐỜI”

Thứ ba - 09/01/2024 14:34
Một đôi lời mạn đàm về bài thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Rất mong các cá nhân, ca đoàn, hội đoàn… khi sử dụng bài hát này, cần phải biết xuất xứ để ghi rõ tên thánh và tên họ của tác giả cho đúng
ĐÔI ĐIỀU MẠN ĐÀM VỀ BÀI THÁNH CA “NỬA ĐÊM MẦNG CHÚA RA ĐỜI”



ĐÔI ĐIỀU MẠN ĐÀM VỀ BÀI THÁNH CA “NỬA ĐÊM MẦNG CHÚA RA ĐỜI”

Nhân xem bài viết của nhà thơ Lê Đình Bảng về “Bài Thánh Ca Giáng Sinh đầu tiên ở Việt Nam của linh mục của nhạc sỹ Phao lồ Đoàn Quang Đạt”, đăng trên trang điện tử GX Châu Sơn với đầy đủ xuất xứ trích đoạn rất chi tiết của tác giả Lê Đình Bảng, người viết xin miễn bàn về bài viết này.

Rất tình cờ, khi người viết được xem tập sách “Nhìn lại âm nhạc Miền Nam” của tác giả Nguyễn Phú Yên”, gồm hai tập có đến trên 1.000 trang. Khi bàn về bản nhạc tiếng Việt đầu tiên của VN, tác giả Nguyễn Phú Yên đã ghi rất rõ:

“Theo các tác giả cuốn Âm nhạc mới Việt Nam - tiến trình và thành tựu, bài hát đầu tiên của tân nhạc là bài Cùng nhau đi hồng binh của Đinh Nhu xuất hiện vào năm 1930. Cần phải xác định tiêu chí khi khẳng định bài hát đầu tiên, đó là bài hát phải được phổ biến rộng rãi, ít nhất bắt đần từ một cộng đồng nào đó hoặc được công bố bằng văn bản. Bài của Đinh Nhu chỉ được một số bạn tù truyền khẩu, sau này được ký âm mới phổ biến. Nhạc sĩ Lê Thương cho biết từ năm 1933-1934, hai nghệ sĩ Tư Chơi (Huỳnh Hữu Trung) và Năm Châu (Nguyễn Thành Châu) đã đề xướng phong trào “bài hát ta điệu Tây”. Tiếp đó năm 1938 nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên ra Bắc hô hào phát triển tân nhạc rồi sau đó báo Ngày Nay đăng bài hát Kiếp hoa của ông. Đó là hai thời điểm cần lưu ý. Song trước đó một số bài hát được trình diễn từ năm 1935 thì cũng phải được nhắc đến. Trong khi đó theo nhạc sĩ Tô Vũ, một tu sĩ Công giáo đã viết thánh ca bằng tiếng Việt đầu tiên từ năm 1911. Vị tu sĩ đó là linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt (1877-1956), người sáng tác thánh ca theo ký âm pháp Tây phương, trong đó có bài Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Đây có thể là thời điểm hình thành nền tân nhạc VN”.

Theo bài viết: “Cần phải xác định tiêu chí khi khẳng định bài hát đầu tiên, đó là bài hát phải được phổ biến rộng rãi, ít nhất bắt đầu từ một cộng đồng nào đó hoặc được công bố bằng văn bản”.

Vậy thì Bản Thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời có đủ tiêu chí, vì có cộng đoàn Công giáo và chí ít thì cũng có hội dòng đã hát.

“Theo nhạc sĩ Tô Vũ, một tu sĩ Công giáo đã viết thánh ca bằng tiếng Việt đầu tiên từ năm 1911. Vị tu sĩ đó là linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt (1877-1956), người sáng tác thánh ca theo ký âm pháp Tây phương, trong đó có bài Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Đây có thể là thời điểm hình thành nền tân nhạc VN”.

Tác giả Lê Đình Bảng cũng đem ra chứng cứ xác thực: "Phần chúng tôi, là con nhà đạo, trong quá trình sưu tầm - nghiên cứu và giới thiệu Miền Thơ Trong Thánh nhạc Thánh Ca(4), xin đưa ra một chứng từ mang giá trị lịch sử, nghĩa là nói có sách và mách có chứng hẳn hoi về sự ra đời của Bài Thánh Ca Giáng Sinh đầu tiên ở Việt Nam: "Nửa Đêm Mầng Chúa Ra Đời của linh mục” - nhạc sỹ Phao lồ Đoàn Quang Đạt.

Nhà thơ Lê Đình Bảng xác định bài Nửa đêm mừng Chúa ra đời xuất xứ có căn cơ rõ rệt ấy, chúng tôi muốn nói tới 2 Tập Sách Hát mang tên rất đậm đặc thứ ngôn từ kinh kệ của Công giáo:

-“Ca Ngợi Rất Thánh Trái Tim Đức Chúa Giêsu (1911).

- “Ca Ngợi Đức Bà Maria (1912) do Nhà In Imprimerie de la Mission Tân Định, Saigon xuất bản.

Tác giả Lê Đình Bảng chỉ xác định bản Thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời là bản thánh ca Giáng Sinh đầu tiên của âm nhạc VN. Nhưng theo nhạc sĩ Tô Vũ thì nâng lên tầm đất nước VN, khi cho rằng: Nửa đêm mừng Chúa ra đời  là bản nhạc đầu tiên của VN.

Vậy thì Thánh ca Công giáo chúng ta có quyền tự hào, khi có bản Nhạc VN đầu tiên là bản Thánh ca: “Nửa đêm mừng Chúa ra đời” của tác giả cha Phaolô Đoàn Quang Đạt.

Trên đây chỉ là những nhận xét của cá nhân mà thôi. Người viết chỉ đưa ra mà không dám bình luận.

Người viết xin được mở ra phần mạn đàm dưới đây, để bàn luận về việc đúng sai chung quanh bản thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời.

Trước đây, khi các ca đoàn hát bài này, trên bản nhạc thường chỉ đề tên tác giả là Phaolô Đạt, chứ không ghi tên tuổi rõ ràng như sau này: LM Phaolô Đoàn Quang Đạt. Và khi truy nguyên tên tác giả thì rất mông mù, và dường như không mấy ai xác định được tên tác giả như thời bây giờ.

 

 

Dưới bài viết của tác giả Lê Đình Bảng có kèm theo video về bài thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Trong đó ghi: Nửa đêm – Nhạc & lời: Phao Lồ Đạt – Hòa âm Kim Long – Trình diễn CĐ Tân Định I – Chỉ huy: Nguyên Trinh.

Phần hòa âm ghi do tác giả Kim Long, chắc chắn là không đúng, vì bài hát của cha Phaolô Đạt đã có hòa âm sẵn rồi, mà lại hòa âm 3 bè hòa thanh rất chuẩn mực về luật hòa âm, không có lý gì mà tác giả Kim Long lại hòa âm lại. Đây là điều Video nên chỉnh sửa, kẻo mang tiếng cho cha Nhạc sư Kim Long.

Bài sheet nhạc của tác giả bài viết Lê Đình Bảng về bài thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời còn thiếu hai trang, nên người viết phải load xuống từ trang web “Nhạc Thánh Ca”. Trong bản thánh ca đó, đề tên tác giả là Lm Tiến Đạt, người lên bài là Thánh nhạc VN. Đây là một sự sai lạc hết sức nghiêm trọng, nhưng trang web “Nhạc Thánh Ca” vẫn cứ để sự sai lạc đó lưu hành trên trang web, là điều không nên có.

Trình bàyCa đoàn Bắc Hà

Sáng tácLm. Tiến Đạt

AlbumNhạc Giáng Sinh - Ca Đoàn Bắc Hà (Cassette)

Thể loại nhạcMùa Giáng Sinh

Người đăngThánh Ca Việt Nam

Một đôi lời mạn đàm về bài thánh ca Nửa đêm mừng Chúa ra đời. Rất mong các cá nhân, ca đoàn, hội đoàn… khi sử dụng bài hát này, cần phải biết xuất xứ để ghi rõ tên thánh và tên họ của tác giả cho đúng, kẻo ghi sai như một số trường hợp thì thật đáng tiếc!!!

 

 

Nguyễn Vĩnh Căn

Tác giả bài viết: Nguyễn Vĩnh Căn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây