NGẮM LỄ ĐÈN

Thứ bảy - 26/03/2022 19:05
Một trong những nghi lễ đạo đức được lưu truyền qua dòng lịch sử phát triển của Giáo Hội Công giáo Việt Nam và thường xuyên được thực hiện trong Tuần Thánh, ngay sau Lễ Lá để suy ngẫm, tôn kính những đau khổ về cái chết trên Thập Giá của Chúa Giêsu đã chịu trong hành trình cứu chuộc tội lỗi của nhân loại. Đó là việc “ngắm” Mười lăm sự thương khó của Chúa Giêsu
NGẮM LỄ ĐÈN



NGẮM LỄ ĐÈN

Một trong những nghi lễ đạo đức được lưu truyền qua dòng lịch sử phát triển của Giáo Hội Công giáo Việt Nam và thường xuyên được thực hiện trong Tuần Thánh, ngay sau Lễ Lá để suy ngẫm, tôn kính những đau khổ về cái chết trên Thập Giá của Chúa Giêsu đã chịu trong hành trình cứu chuộc tội lỗi của nhân loại. Đó là việc “ngắm” Mười lăm sự thương khó của Chúa Giêsu mà có tên gọi khác nhau trong ba miền là “Ngắm Đứng” ở miền Bắc, “Gẫm Lễ Đèn” và “Than Kinh Lễ Đèn” ở miền Nam và miền Trung.

1

Cha Đắc Lộ được xem là người đã khai sinh ra “Ngắm Lễ Đèn” và đã đồng hành với chiều dài lịch sử hàng trăm năm ở Việt Nam. Cha thuật lại : “Chúng tôi không cử hành nghi thức kinh đêm trong Tuần Thánh vì chúng tôi có ít người và giáo dân tân tòng không giúp chúng tôi được việc gì vì không hiểu biết sách ( la tinh ). Để cho họ khỏi bị thiệt thòi thì chúng tôi đã chia các mầu nhiệm  Thương Khó của Chúa Giêsu thành mười lăm (15) đề tài chính, cứ sau khi đọc mười kinh(10) chuỗi hạt thì ngắm một đoạn và suy niệm một trong Mười lăm sự thương khó đó và sau mỗi lần như thế thì tắt một ngọn nến đang cháy sáng theo thứ tự lần lượt từ đoạn một đến đoạn thứ mười lăm theo tục lệ trong Giáo hội Rôma. Trong nghi lễ, họ khóc lóc, kêu gào và rên rỉ tỏ lòng mến thương những thống khổ và cái chết Chúa Cứu Thế chịu, người lân cận cũng đến nghe ” ( Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài – Hồng Nhuệ, 1994, trang 131 ).

3

Hình thức này được gọi là ngắm 15 sự thương khó của Chúa Giêsu ( hoặc ngắm đứng, ngắm lễ Đèn ) đã có lịch sử gần 400 năm ở miền Bắc. Theo dòng thời gian, miền Bắc còn có thêm các loại hình ngắm dấu đanh, ngắm rằng, ngắm bảy sự thương khó Đức Mẹ. Nhiều nơi tổ chức thi các giọng ngắm hay (ngắm 15 sự thương khó ), gọi là ngắm nhân tài. Tùy theo các loại ngắm mà cung giọng, ngân nga khác nhau.

Ngắm có thể sử dụng theo cung điệu Passio, ca vọng cổ hoặc ngâm thơ tùy theo từng vùng miền. Mỗi đoạn thì giọng điệu ngân nga của người ngắm khác nhau và cố gắng diễn tả một cách sinh động sự thống khổ của Chúa Giêsu và truyền tải cho người nghe đầy đủ ý nghĩa để đi vào chiều sâu của tâm hồn. Qua đó mỗi người cảm nhận sâu sắc Sự Thương Khó để liên kết một cách thiêng liêng với Ngài trong Cuộc Khổ Nạn vì yêu thương con người.

2


Có thể nói các loại hình ngắm , gẫm là công trình rất sáng tạo của các thừa sai, các linh mục bản xứ và cộng đoàn dân Chúa, vừa suy gẫm, đọc kinh cầu nguyện một cách sốt sắng thông qua hình thức diễn ngâm bản địa phù hợp với khẩu vị của người giáo dân và tồn tại qua nhiều thế kỷ.

Có một thực tế là loại hình “đạo đức bình dân” này trong vài thập niên gần đây đang chịu những thử thách, ít nhiều mai một, nhất là nơi lớp người trẻ của cả ba miền.

Nếu coi các loại ngắm, gẫm lễ đèn là di sản văn hóa của Giáo hội và sự tưởng nhớ các bậc tiền nhân, chúng ta cần phải lưu giữ một cách phù hợp bên cạnh những loại hình cách tân nào đó theo nhu cầu thời đại.

St.


Tác giả bài viết: BBT Trang Tin GXCS

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây