SỐNG  CHỨNG NHÂN

Thứ bảy - 21/10/2023 21:17
ngày 27/10/2023 tới đây, Giáo hội mời gọi mọi người không phân biệt tôn giáo: ăn chay cầu nguyện cho hoà bình thế giới.
SỐNG  CHỨNG NHÂN


SỐNG  CHỨNG NHÂN

 

 Các bạn thân mến!

Những ngày vừa qua đã và đang xảy ra cuộc chiến tranh đẫm máu giữa 2 nước Israel va Palestin giết chết hàng ngàn người. Thế giới đau buồn lo lắng vì “thảm kịch nhân đạo”…! Bởi vậy ,Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã cầu cứu ĐTC Phanxicô và Thượng Hội Đồng Giám mục Thế giới đang nhóm họp lên tiếng can thiệp. Phát ngôn viên Toà Thánh đã phát đi sứ điệp “Nếu nhân loại không chấm dứt chiến tranh, thì chiến tranh sẽ hủy diệt nhân loại!”

Cho nên ngày 27/10/2023 tới đây Giáo hội mời gọi mọi người không phân biệt tôn giáo: ăn chay cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Ai cũng thấy con người ngày nay đang dần đánh mất bản tính: Nhân chi sơ tính bản thiện! Coi nhau là kẻ thù! Là ngườI nhưng không còn tình người nữa! Vì kiêu ngạo, hiếu chiến mà gây ra thảm họa diệt chủng.

* Bài viết này hiệp thông cùng với Giáo hội, cầu nguyện cho thế giới trong ngày lễ Chúa Nhật Truyền Giáo. Vậy Truyền giáo điều gì? Truyền giáo cho ai? Thưa! Chúng ta không cần chờ đến ngày 27/10 để ăn chay hãm mình! Mà bây giờ, ngày hôm nay chúng ta có bổn phận truyền giáo rồi! Với nhiều cách chúng ta làm cho thế giới nhận ra đạo lý của Kytô giáo là yêu thương bác ái và giới thiệu cho thế giới biết những bước chân trên cánh đồng truyền giáo là những người đi loan báo Tin Mừng - Tin mừng của yêu thương, giúp con người “được sống và sống dồi dào!”(Ga10,10)
 

images


Thưa các bạn!

Trước khi về trời, Đức Giêsu chuyển giao sứ vụ cho các tông đồ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, anh em dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền …..( Mt 28, 19-20) Chúng ta nhớ lời Đức Giêsu và giáo hội dạy: “Tất cả các kitô hữu đều được mời gọi làm người truyền giáo và chứng nhân Tin mừng” cùng với sứ vụ : “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Vậy, Kytô hữu là ai? Thưa ! họ là người được Đức Giêsu “chiếm đoạt” (x.Pl 3,12), từ đó họ luôn giới thiệu dung mạo Đức Giêsu và Tin mừng được mọi người đón nhận khắp nơi “cho đến tận cùng trái đất”.

* Bài viết xin được nêu lên 4 đặc điểm nổi bật của người truyền giáo:
 

tải xuống

 

1/ Người truyền giáo là người yêu mến Thiên Chúa với niềm tin sâu sắc mãnh liệt!

Đức Tin và hành động (Truyền giáo) đi đôi với nhau: đức Tin càng mạnh càng sâu sắc thì tinh thần chia sẻ và làm chứng niềm tin càng hiệu quả. Ngược lại, nếu đức Tin yếu kém thì sự nhiệt tình truyền giáo cũng giảm và khả năng làm chứng cũng không có sức mạnh. Vì “Đức Tin không hành động là đức Tin chết “(Gc 2,26) Lịch sử Giáo Hội đã cho thấy: sự sút giảm lòng nhiệt thành truyền giáo là dấu hiệu của sự khủng hoảng đức Tin. Ở Việt Nam thì đang có nguy cơ đánh mất đức Tin. Giáo dân có Đạo nhưng không sống Đạo!
 

song bac ai


* 2/ Người Truyền giáo là người sống yêu thương, bác ái, quảng đại, quan tâm trong gia đình, cộng đoàn, ngoài xã hội. Người truyền giáo là người giúp nhau thực thi các Mối Phúc của Tin Mừng một cách cụ thể, không lý thuyết suông trên miệng.

Thực tế, con người ngày nay thích sống khép kín, dửng dưng, không tin Thiên Chúa, họ muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống hằng ngày. Vì thế con người cũng đánh mất tương quan thiêng liêng giũa Thiên Chúa và tha nhân. Cho nên Kytô hữu chúng ta cần ý thức sứ mạng truyền giáo là một bổn phận chứ không phải  “tuỳ hứng theo thời vụ “Chính thánh Phao-lô thú nhận:  “Đối với tôi rao giảng Tin mừng không phải là lý do để tự hào, nhưng là một sự cần thiết buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng.” (1 Cr 9,16).
 

tải xuống 2


* 3/ Người Truyền giáo là người chuyển tải Lời Chúa trong yêu thương

Lời Chúa là nền tảng, là nguồn mạch Đức tin của Kytô hữu. Cảm nhận điều đó mà thánh Têrêsa Hài Đồng đã sống Lời Chúa trong Đan Viện để cầu nguyện cho việc truyền giáo. Lúc sinh thời mẹ thánh Têrêsa Calcutta cũng luôn dạy các nữ tu trong dòng cần thấm nhuần Lời Chúa để có khả năng trao ban và chia sẻ tất cả! Đối với người nghèo đau khổ, Mẹ không thao thao bất tuyệt để giảng Lời Chúa, nhưng Mẹ dựa vào Lời Chúa để nhìn họ và dùng những tâm tình và cử chỉ yêu thương an ủi họ. Mẹ luôn yêu thương từng người đang đối diện. Mẹ luôn cảm nhận: Mỗi một người đều là hiện thân của Đức Kitô… !
 

T2 VIIPS C Ga 16,29 33


4/ Người truyền giáo là người can đảm vượt thắng để “ra đi” ! Ra đi ở đây là “ra đi” khỏi chính con người của mình vì kiêu ngạo, ích kỷ, ghen tương hận thù… Ra đi khỏi cái tôi của mình, “ra đi” khỏi những định kiến cá nhân chủ quan….; ra đi để vui vẻ chấp nhận những “cái khác” của người anh chị em bên cạnh…Ra đi chính là vượt thoát ra khỏi vỏ ốc ích kỷ để hòa đồng, hòa là phải “tan” ra với anh chị em, tôn trọng và chấp nhận nhau để cùng nhau cộng tác vào lợi ích chung.

Kết: chia sẻ với các bạn 4 đặc điểm trên để xác tín: Sống tinh thần truyền giáo chính là SỐNG như Đức Giêsu đã sống, YÊU như Đức Giêsu đã yêu.
 

29713 16939484 1443994655619221 2420632303097978352 n 278x209


Cho nên đối với chúng ta, Thiên Chúa và Giáo hội không đòi hỏi cộng đoàn chúng ta phải làm điều gì lớn lao tầm cỡ, ồn ào, mang tính phô trương. Chúng ta cũng không cần phải đi từ thiện nơi này nơi kia vất vả tốn kém…Nhưng Chúa muốn chúng ta là khởi đi từ những gì rất là âm thầm bình an nhẹ nhàng trong cuộc sống. Mỗi người cứ vui sống trọn vẹn Ơn Gọi của mình. Vợ chồng thương nhau hiểu nhau, chịu khó làm ăn, nhất là tuyệt đối TIN nhau (đừng lăn tăn..,,) và làm gương sáng cho con cái! Từ những phương thế sống bình dị đó, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả thiêng liêng lớn lao, khi chúng ta thực hiện với thao thức truyền giáo là cho Danh Chúa được tôn vinh. Amen.

Đan viện Phước Vĩnh 20/10/2023

Đan sĩ Linh Mục Phan Sa - Trần Huy Huề

Tác giả bài viết: Đan sĩ Linh Mục Phan Sa - Trần Huy Huề

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây