NHỮNG ĐẠI THỤ CỦA NỀN THÁNH NHẠC VIỆT NAM

Thứ ba - 20/08/2019 11:31
Từ bài viết của Nhạc sĩ Đoàn Lê – tức Ns Nguyễn Bách, Tiến sĩ Âm nhạc, giới thiệu về DẤU ẤN TÌNH YÊU, BÀI CA VIẾT TRÊN NÔNG TRƯỜNG, một Bài thánh ca nổi tiếng của Linh mục Nhạc sĩ Ân Đức Trần Ngọc Hoan, Dòng Xitô Thiên Phước, Vũng Tàu, một người con của Giáo xứ Châu Sơn. Trong bài viết, tác giả có đề cập đến nhiều Nhạc sư Công giáo, Nay BBT xin tổng hợp giới thiệu NHỮNG ĐẠI THỤ CỦA NỀN THÁNH NHẠC CÔNG GIÁO VIỆT NAM
NỀN THÁNH NHẠC CÔNG GIÁO VIỆT NAM
NỀN THÁNH NHẠC CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

A 1

* LINH MỤC NHẠC SƯ TIẾN DŨNG

A 2


LINH MỤC NHẠC SĨ ANTÔN NGUYỄN TIẾN DŨNG sinh ngày 08.06.1924 tại Làng Yên Cốc, Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội.
Từ năm 1943 đến năm 1950 : theo học tại Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên và Đại chủng việnXuân Bích, Hà Nội.
Từ năm 1950 đến năm 1965: du học tại Roma về Thần học, Giáo luật và Âm nhạc.
Năm 1954 : ngài được thụ phong linh mục
Năm 1962 : ngài tốt nghiệp Tiến sĩ khoa sáng tác (Magistero) tại Nhạc viện Santa Cecilia (Giáo hoàngHọc viện Roma).
Năm 1962, ngài về nước làm Giáo sư Thánh nhạc và Phụng vụ tại chủng viện Á Thánh Phụng (Long Xuyên).
Năm 1967, ngài thành lập Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Năm 1972, ngài đã tổ chức Đại hội Thánh nhạc toàn quốc tại Sài Gòn quy tụ hầu hết các nhạc sĩ, các ban hợp xướng Công giáo. Ngài giảng dạy tại trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, nhạc viện Bach, là khoa trưởng Phân Khoa Nhân Văn Nghệ thuật của trường Đại học Minh Đức.
Năm 1968, cha thành lập trường Suối Nhạc và giảng dạy các môn: Nhạc lý, hòa âm, sáng tác, dương cầm tại nhiều cơ sở đạo và đời.
Sau năm 1975, cha làm trưởng Ban Thánh nhạc Việt Nam. Đồng thời giảng dạy tiếng Ý và hòa âm tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
Cha Antôn Nguyễn Tiến Dũng mất ngày 08 tháng 08 năm 2005 tại nhà hưu dưỡng các linh mục gốc Hà Nội, mà ngài nguyên là giám đốc.
Linh mục nhạc sư Tiến Dũng được đánh giá là một trong 4 nhạc sĩ : Nguyễn Văn Hòa, Lương Hoàng Kim & Kim Long : sáng tác nhạc Công giáo thể loại bình ca hay và đúng theo “Hiến chế phụng vụ” ( xin xem thêm giới thiệu ở phần sau ).
Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Bách, đã đánh giá về sự nghiệp của Nhạc sư Tiến Dũng như sau:
Linh mục nhạc sĩ Tiến Dũng viết rất nhiều sách giáo khoa âm nhạc từ Nhạc lý Căn bản đến Hòa Âm, Đối Âm, Phối dàn nhạc,... Có thể nói chưa có một nhạc sĩ nào lại để lại cho hậu thế nhiều tài liệu giáo khoa âm nhạc quý giá đến như thế. Bên cạnh đó, cha còn là người thành lập Trường Suối Nhạc, dàn nhạc Công Thức Mới. Trong lãnh vực dàn nhạc, cha đã say mê với việc tìm cách thay thế một số nhạc cụ truyền thống trong dàn nhạc giao hưởng quốc tế bằng các nhạc cụ truyền thống Việt Nam như mõ, trống chầu," và nhạc cụ của dàn nhạc estrade như guitar, saxophone,..." Cha đã đi trước con đường mà ngày nay xã hội đang theo đuổi : dân tộc hóa âm nhạc Tây phương kết hợp với hiện đại hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam”.

*ĐỨC CHA PHAOLÔ NGUYỄN VĂN HÒA

A 3

 

ĐỨC CHA PHAOLÔ NGUYỄN VĂN HÒA (02.02.1931+14.02.2017)
Tiểu sử :
19451954: học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Hà Đông và Tiểu Chủng viện Piô XII, Hà Nội.
19551956: học Đại Chủng viện Xuân Bích, Vĩnh Long.
19561960: Du học tại Đại Chủng viện Propaganda Fide, Roma – Italia.
1958: Nhập tịch Giáo phận Đà Lạt .
20.12.1959: Thụ phong Linh mục tại Roma do Đức Hồng y Pietro Agagianian, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo.
19601963: học Thần học tại Đại học Urbaniana và Học viện Giáo hoàng về Thánh nhạc, Roma – Italia tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học và Cử nhân Thánh nhạc.
1963: về Việt Nam, được Đức cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, Giám mục Giáo phận Đalat, bổ nhiệm làm linh mục phó xứ Chánh Tòa Đà Lạt kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Trí Đức, Đà Lạt.
Năm 1968, qua lời mời của Đức Cha Phêrô Nguyễn Huy Mai Giám mục tiên khởi Giáo phận cũng là Đấng thiết lập Hội dòng NVHB Cha đã từ giã Giáo phận Đà Lạt đến và ở lại phục vụ trong Giáo phận Ban Mê Thuột mới thành lập. Đức Cha thanh thoát bỏ lại một bên các học vị tiến sĩ Thần học, cử nhân Thánh nhạc của Học viện Rôma, bỏ lại chức vị hiệu trưởng trường Trung học Trí Đức Đà Lạt, và cả một khối chương trình còn dang dở với nhiều dự phóng cho tương lai, những ước mơ chưa thành tựu.
Cha được bổ nhiệm làm Thư ký Toà Giám mục Ban Mê Thuột, đồng thời kiêm nhiệm Linh hướng Dòng Nữ Vương Hoà Bình.
Trong Thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, ngày 05/04/1975 Cha được tấn phong Giám mục tại NHÀ NGUYỆN HỘI DÒNG NVHB. Với khẩu hiệu: “Trong Tinh Thần và Chân Lý”. Ngày 15/04/1975 Cha từ giã Giáo phận, từ giã chị em Hội dòng để lên đường thi hành Sứ mạng Mục tử tại Giáo phận Nha Trang.
Thế rồi từ 17/05/2006-21/02/2009, Tòa Thánh bổ nhiệm Cha kiêm chức Giám Quản Tông Tòa Giáo phận Ban Mê Thuột.
Trong Hội Đồng Giám mục, Đức Cha đã đảm nhận nhiều vai trò:
19891995: Chủ tịch Ủy ban Giám Mục về Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh vào nhiệm kỳ IV và V.
19952001: Phó Chủ tịch II của HĐGMVN vào nhiệm kỳ VI và VII.
19982001 và 20072010: Chủ tịch Ủy ban Giám Mục về Thánh nhạc vào nhiệm kỳ VII và X.
20012007: Chủ tịch HĐGMVN vào nhiệm kỳ VIII và IX.
19982009: thành viên Ủy ban về Á châu của Toà Thánh hậu Thượng Hội đồng Giám mục về Á châu.
Một sáng tác độc đáo đã làm vang danh Đức Cha Phaolô đó là Bộ lễ Sêraphim mà các Cộng đoàn thường xuyên hát trong các Thánh lễ.

*LINH MỤC NHẠC SĨ HOÀNG KIM

A 4

 

CHA GIOAKIM LƯƠNG HOÀNG KIM (sinh ngày 12.9.1927 tại Đồng Quan, xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình + 05.4.1985) là một dịch giả và nhạc sĩ công giáo người Việt. Ngài được đánh giá là một nhạc sĩ và dịch giả Công giáo giữ vai trò quan trọng trong dòng nhạc Bình ca và công tác dịch thuật các tác phẩm kinh thánh tại Việt Nam.
Tên thánhGioakim (Joachim) và thường sử dụng bút danh là Hoàng Kim hoặc HK cho những sáng tác âm nhạc của mình.
Năm 1937, cậu học sinh Chiu theo học tại Tiểu chủng viện Mỹ Đức (nay là Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu (Thái Bình). Từ năm 1944 đến năm 1952, chủng sinh Lương Văn Chiu lên học tại Đại chủng viện Alberto, huyện Khoái Đồng, tỉnh Nam Định.
Năm 1953, thầy Phó tế Lương Hoàng Kim được thụ phong linh mục tại Nhà thờ chính tòa Thái Bình. Trong khoảng thời gian từ 1953 đến năm 1962, linh mục Hoàng Kim du học tại Ý rồi sang Pháp học về Thánh nhạc và Phụng vụ. Ngài tốt nghiệp Cử nhân hòa âm tại Viện Âm nhạc Paris năm 1962.
Năm 1964, linh mục về Việt Nam và được giao mục vụ tại Tổng Giáo phận Sài Gòn, coi sóc các giáo xứ Vườn Xoài, Mạctynho, Nghĩa Hòa và Vinh Sơn 6. Năm 1967, nhạc sư Hoàng Kim thành lập một dàn nhạc hòa tấu, đồng thời làm giám đốc, giáo sư trường âm nhạc BACH (số 45 Nguyễn Thông, Sài Gòn) hợp tác với nhạc sĩ Tiến Dũng. Năm 1972, linh mục Hoàng Kim tham gia vào Nhóm Phiên dịch Các giờ kinh Phụng vụ.

A 5


Tro cốt Linh mục Gioakim Lương Hoàng Kim hiện được giữ tại Nhà thờ Vinh Sơn Nghĩa Hòa (Vinh Sơn 6), Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Linh mục Lương Hoàng Kim qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1985 tại giáo xứ Vinh Sơn 6, Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư. Ban đầu, linh mục nhạc sĩ được chôn cất tại Nghĩa trang Lazarô, Bình Hưng Hòa. Đến năm 2011, di hài của cha được đưa về lưu giữ tại nhà hài cốt của Giáo xứ Vinh Sơn 6, nơi cha từng là Chánh xứ tiên khởi và sống trong những năm cuối đời.[
Theo nhạc sư Hải Linh: Linh mục Hoàng Kim là một nhạc sĩ sáng tác bình ca số “1” của Việt Nam. Cả một nguồn sáng tác phong phú là một kho tàng Thánh nhạc đáng trân quý để lại cho hậu thế. Chỉ cần một bài "Thiếu nữ Sion" thì cha Hoàng Kim đã đáng mặt một “Đại nhạc sĩ”.

*LINH MỤC NHẠC SƯ KIM LONG

A 6


CHA PHÊRÔ NGUYỄN KIM LONG (sinh năm 1941) được biết đến nhiều với vai trò là một nhạc sĩ, nhạc sư có bút danh Kim Long. Ngài nguyên là phó chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc, nguyên tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Năm 2018, Cha Kim Long mừng 50 năm hồng ân thánh chức Linh mục.
Linh mục-nhạc sư-nhạc sĩ Nguyễn Kim Long sinh ngày 09 tháng 1 năm 1941 tại Nam Định, (thuộc giáo phận Bùi Chu) trong một gia đình Công giáo toàn tòng. Năm 1954, ngài cùng gia đình di cư vào Nam và học tại Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô. Năm 1957, ở tuổi 17, Kim Long đã viết tác phẩm thánh ca đầu tay mang tên Con hân hoan. Ba năm sau, ngài phổ nhạc lời Việt cho bản Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô thành Assisi. Đến nay, tác phẩm này được cho là nổi bật nhất của ngài.
Năm 1968, ngài được thụ phong linh mục và sau đó đi du học tại Giáo hoàng Học viện về Thánh nhạc tại Rôma, chuyên ngành bình ca. Năm 1972, linh mục Kim Long tốt nghiệp Magistero ngành bình ca và cử nhân Thánh nhạc tại Giáo hoàng Học viện về Thánh Nhạc.
Năm 1973, Linh mục Kim Long trở về Việt Nam nhận chức quản xứ Giáo xứ Đức Hòa, thuộc Giáo phận Mỹ Tho và dạy thánh nhạc tại Đại học Đà Lạt, Đại học Thành Nhân, Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Sau năm 1975, cha tiếp tục viết thánh ca và giảng dạy thánh nhạc tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, các đại chủng viện như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn; các hội dòng Công giáo và các giáo phận Việt Nam. Ngoài ra, cha còn soạn thảo những giáo trình và những tập sách nghiên cứu về âm nhạc như: Nhạc lý căn bản, Hòa âm, Đối âm, Hướng dẫn đánh nhịp, Một vài kinh nghiệm để viết thánh ca, Thánh nhạc trong Phụng Vụ…
Cha đảm nhận các chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam và Tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tháng 4 năm 2012, cha thôi giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam, nghỉ hưu và làm cố vấn cho ủy ban này..
Linh mục nhạc sĩ Kim Long được xem là có những đóng góp lớn trong Lịch sử Thánh nhạc Công giáo Việt Nam. Với hơn nửa thế kỉ viết thánh ca, ngài đã sáng tác hơn 3.500 bài hát.
Bài thánh ca “Kinh Hòa Bình”
Một trong những tác phẩm nổi bật của linh mục nhạc sĩ Kim Long là ca khúc Kinh Hòa Bình, phổ nhạc từ bản dịch tiếng Việt của Giám mục Philípphê Nguyễn Kim Điền dựa theo ý Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô thành Assisi. Trong bài phỏng vấn với đài RFA, Linh mục Kim Long đã khiêm tốn nói về bài hát này: "Năm 20 tuổi, cách đây 51 năm, tôi viết bài Kinh Hoà Bình, lúc đó vốn kiến thức nhạc của tôi chẳng là bao nhiêu, bài hát sống được 51 năm thì chính yếu là vì lời.". Theo đánh giá của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch Ủy ban Văn hóa đức tin của HĐGM VN thì Kinh Hòa Bình là một bài hát phổ cập nhất trong cộng đoàn công giáo, ngoài yếu tố nội dung, còn do đây là một ca khúc có những giai điệu bình dị dễ nhớ, nên chính vì thế dễ đi vào lòng người.
Bởi sức ảnh hưởng của Kinh Hòa Bình và chính tác giả Kim Long, ngày 27 tháng 5 năm 2012, Ủy ban Thánh Nhạc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã công bố thành lập “Giải thưởng thánh ca Kinh Hòa Bình”. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những đóng góp lớn cho nền Thánh nhạc Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ của Linh mục nhạc sĩ Kim Long và nhằm khuyến khích các nhạc sĩ thế hệ kế thừa tiếp tục làm giàu kho tàng thánh nhạc Việt Nam như ông. Các phần thưởng của giải này cũng được trích từ quỹ tài chính khá lớn được tài trợ hằng năm của ngài.
Linh mục Nguyễn Duy, tổng thư ký ủy ban thánh nhạc nhận định: "Trong những tuyển tập sáng tác của linh mục Kim Long, người ta thấy một dòng nhạc mới xuất hiện, lời ca được dệt mang nhiều chất thơ hơn và nhiều trăn trở hơn. Một trong những bài thánh ca nổi tiếng của những sáng tác đó là bài: Chúa không lầm".
Đài Phát thanh Chân Lý Á Châu có bài nhận định: Linh mục Kim Long là “một cây đại thụ trong nền thánh nhạc Việt Nam”. Còn Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam thì nói: Các tác phẩm của Linh mục Kim Long không chỉ làm phong phú nền thánh nhạc Việt Nam mà còn giúp phát triển đời sống đức tin và đời sống phụng vụ của người công giáo địa phương.
Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong phần giới thiệu mở đầu đêm Nhạc "Ca Lên Ði Mừng Chúa Giáng Sinh" tại Hà Nội, Kỷ niệm 50 năm viết thánh ca của Linh mục nhạc sư Kim Long đã nói về ông: "Tổ chức đêm nhạc này không đủ sức tôn vinh người nhạc sĩ có nhiều công lao như linh mục Kim Long, chỉ có nguyện ước như một kỷ niệm đánh dấu quãng đường 50 năm phục vụ của một tâm hồn nhạc sĩ".
Với đóng góp hơn 50 năm sáng tác thánh ca cho giáo hội Việt Nam, giáng sinh năm 2007 đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội đã tổ chức đêm thánh ca Ca lên đi - mừng Chúa Giáng sinh nhằm giới thiệu những sáng tác thánh ca tiêu biểu của nhạc sĩ Kim Long. Đêm nhạc có sự góp mặt của Đại chủng viện thánh Giuse dòng Phaolô, Dòng Mến Thánh Giá, Nhà thờ Lớn, giáo xứ Hàm Long, Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) và ca đoàn Vượt Qua (Sài Gòn) cùng các ca sĩ Hoàng Hiệp, Lưu Hương Giang, Diệu Hiền, Tấn Đạt, Thanh Sử và Trần Ngọc.

*ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SĨ NGUYỄN BÁCH ( ĐOÀN LÊ ) :

A 7


Theo Website Dành cho cựu học sinh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
Sinh năm 1957.
Cựu học sinh trường Lasan Taberd (khóa 1974).
Cựu sinh viên Đại học Lasan (trước 1975), Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức.
Tốt nghiệp “Kỹ thuật phòng thu” tại Munich (Đức).
Cử nhân nghệ thuật chuyên ngành “Chỉ huy dàn nhạc”.
Thạc sĩ nghệ thuật chuyên ngành “Nghệ thuật Âm nhạc”.
Tiến sĩ nghệ thuật chuyên ngành “Âm nhạc học” ( với công trình nghiên cứu Nhạc hợp xướng tại Tp. HCM trước và sau 1975 đã giúp Nguyễn Bách bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Âm nhạc học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với kết quả thông qua tuyệt đối của Hội đồng đánh giá dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Thế Bảo vào năm 2015 sau ba năm miệt mài nghiên cứu (20122015).
Hội viên Hội Âm nhạc Tp.HCM.
Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Giảng viên Nhạc viện Tp.HCM từ 1999.
Hiệu trưởng hệ thống Trường Âm nhạc B.A.C.H.

A 8

 

A 9
Hai vợ chồng nghệ sĩ Nguyễn Bách và Đoàn Lê Thanh Tú trong không gian KDL Làng Cù Lần.

 

Tác giả bài viết: BBT Trang tin GXCS sưu tầm giới thiệu từ Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây