THÁNH LỄ MINH NIÊN NĂM GIÁP THÌN 2024

Thứ sáu - 09/02/2024 22:17
trong không khí ngày xuân đầy rộn ràng, chúng ta hân hoan đón nhận Buổi sáng đầu tiên của một Năm mới trong niềm Tri ân Cảm tạ Thiên Chúa đã gìn giữ Cộng đoàn Giáo xứ và mỗi Gia đình một năm chan chứa hồng ân.
THÁNH LỄ MINH NIÊN NĂM GIÁP THÌN 2024
GIÁO XỨ CHÂU SƠN: THÁNH LỄ MINH NIÊN NĂM GIÁP THÌN 2024
 
Hòa trong niềm vui mừng Tết cổ truyền của dân tộc, vào lúc 05g30 sáng ngày Mồng Một Tết Giáp Thìn, nhằm sáng Thứ Bảy ngày 10.02.2024, Cộng đoàn Giáo xứ đã long trọng cử hành Thánh lễ Minh niên cầu bình an cho năm mới tại Lễ đài Hoa viên Đức Mẹ Vô Nhiễm.
 
2
8


Thánh lễ do cha chánh xứ Gioan chủ tế, cùng đồng tế với ngài có cha phó Phao lô, quý cha quê hương về dâng lễ gồm các cha: cha Phêrô Trần Ngọc Anh, GB Nguyễn Công Thần, Giacobe Lưu Văn Tân, Đaminh Trần Thiện Thanh Trà, Ambrosio Trần Đức Trạng, Stephano Trần Như Tảng, Phê rô Cao Thiên Triệu. Đông đảo quý thầy, quý soeurs và cộng đoàn giáo xứ tham dự thánh lễ.
9
trống hội khai xuân
10
thánh vũ khai xuân
 
 
*LỜI DẪN NHẬP
Kính thưa Cộng đoàn, Năm Quý Mão vừa khép lại. Và khi sắc xuân rực rỡ chạm vào cánh cửa thời gian, thì Tết lại cũng đang ùa về dưới mái hiên nhà. Giờ đây, trong không khí ngày xuân đầy rộn ràng, chúng ta hân hoan đón nhận Buổi sáng đầu tiên của một Năm mới trong niềm Tri ân Cảm tạ Thiên Chúa đã gìn giữ Cộng đoàn Giáo xứ và mỗi Gia đình một năm chan chứa hồng ân.
 
Xin chào Xuân Giáp Thìn 2024, một năm cầm tinh con Rồng,
 là loài động vật, xếp thứ 5 trong 12 con giáp.
Chúng ta thử phác hoạ đôi nét về hình tượng con Rồng.
 
Đầu tiên, là Ý nghĩa của con Rồng.
Rồng là con vật thần thoại, tuy không có thật; nhưng trong tâm thức người Việt, rồng là biểu tượng của sự cao quý và phồn thịnh;  may mắn và hạnh phúc. Rồng là con vật đứng đầu “tứ linh”; tức là Long, Ly, Quy, Phụng. Long, biểu hiện cho sức mạnh, sinh khí dồi dào và mưa thuận gió hòa; Ly (Lân) điềm báo cho sự thái bình thịnh vượng và yên ổn; Quy, biểu tượng của sức khỏe dồi dào và sống trường thọ; và Phụng hay Phượng, là vua của các loài chim, biểu tượng cho sự bất diệt.
Vì thế, hình tượng con rồng Việt Nam tương phản với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây.
 
Rồng còn là biểu tượng của sức mạnh, sự tự do, phóng khoáng của con người. Con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý; và là hình tượng của mưa thuận gió hòa. Từ thuở hồng hoang của thời tiền sử, Dân tộc Việt Nam không những tự hào nhận mình là dòng dõi của “Con Rồng cháu Tiên”, mà còn tin rằng Rồng là một linh vật mỗi khi xuất hiện thường đưa đến điềm lành cho nhân gian; nên thường được dùng để đặt cho nhiều địa danh.
 
Ngày nay, dấu ấn Long hay Rồng rất phong phú nơi tên gọi của một số địa danh, sông núi, như núi Long Triều, ở Ninh Bình; núi Đầu Rồng, ở Nghệ An; núi Long Tị, nghĩa là mũi rồng, ở Quảng Bình.  Ở Thừa Thiên, Huếnúi Kim Long. Ở Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 8km về hướng bắc, có núi Hàm Long, Ở Đồng Nai, có núi Bửu Long, và trên đỉnh có chùa Bửu Phong. Miền Tây Nam bộ cũng có những địa danh, như Cù Lao Rồng, ở Tiền GiangLong Hồ, Long Mỹ,Cần Thơ.
 
Và tiếp tục điểm qua một số địa danh tiêu biểu khác.
*Theo sử tích, vào tháng 8 năm 1010, vua Lý Thái Tổ ra chiếu dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình; đến thành Đại La, Hà Nội và đổi tên thành Thăng Long, tượng trưng cho hình ảnh Rồng bay và là khí thế vươn lên của dân tộc.
*Các phân lưu của sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ Việt Nam và đổ ra biển qua 9 cửa, gọi là Sông Cửu Long.
*Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, là nơi trời sai Rồng mẹ đáp xuống, giúp nước ta đuổi giặc ngoại xâm.
*Cũng trong truyền thuyết về Hạ Long, chỗ Rồng con hạ xuống; được gọi là Vịnh Bái Tử Long.  
*Và nơi “ đuôi rồng con quẫy nước trắng xóa ” nhấn chìm giặc, gọi là Đảo Bạch Long Vĩ, nay thuộc Hải Phòng. 
*Cây cầu thép bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, dài 1.862 m, do kiến trúc sư người Pháp Gustave Eiffel thiết kế và xây dựng từ năm 1899 đến 1902, mang tên Cầu Long Biên.
*Một thương cảng lớn, với lối kiến trúc độc đáo, nơi ngã ba sông Sài Gòn, được người Pháp xây dựng từ năm 1863, mang tên gọi là Bến Nhà Rồng.
*Cây cầu bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc, cũng do người Pháp xây dựng năm 1904, gọi là Cầu Hàm Rồng.
*Và một bãi biển đẹp mang tên Long Hải, được ví như một con rồng biển màu xanh thuộc huyện Long Điền, thành phố Vũng Tàu.

Hình tượng con Rồng còn được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ thâm thúy của người Việt Nam.
  • Nói như rồng cuốn, nói những lời hay ý đẹp nhưng chẳng bao giờ thực hiện.
  • Rồng bay phượng múa, đường nét uyển chuyển, phóng khoáng.
  • Cá chép hóa rồng, nói về người học hành đỗ đạt sau chặng đường dài sôi kinh nấu sử.
  • Cá gặp nước, rồng gặp mây, là gặp môi trường thuận lợi, cảnh hội ngộ sum vầy.
  • Rồng đến nhà tôm, là sự khiêm cung của gia chủ khi có khách quý tới thăm.
  • Rồng mây gặp hội, là gặp cơ hội may mắn thuận lợi.
  • Trong lưng chẳng có một đồng/Dẫu nói như rồng cũng chẳng ai nghe, là “mượn” rồng để nói đến mãnh lực ghê gớm của đồng tiền trong xã hội.
  • Đầu rồng đuôi tôm, là chê cười việc mới đầu thì to tát, nhưng lại chẳng đi đến đâu.
  • Bao giờ cá chép hóa rồng / Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa, là ước vọng của các đấng sinh thành về ngày vinh hiển của con cái.
Còn theo Thánh Kinh, con rồng là một quái vật, là biểu trưng sức mạnh của ma quỷ.  
*Ngôn sứ Isaia ( 51,9) ví con Rồng như một con thuồng luồng sống ở dưới nước, đã bị Ðức Chúa phanh thây, xé xác.
*Ngôn sứ Daniel đã thuật lại tập tục dân Ba-by-lon sùng bái một con rồng lớn (14,23); và nhằm chứng minh rằng rồng không phải là thần thánh; nên ông đã giết chết nó (14. 24–27).
*Còn Ngôn sứ Giêremia (51,34) lại ví vua Babylon như con rồng đầy sức mạnh tranh giành và nuốt trôi tất cả.
*Nơi Thánh vịnh 104 (25–26) ca tụng kỳ công tạo dựng vũ trụ của Thiên Chúa “Trong đó có thuyền bè đi lại, hải long Người đã nắn ra làm trò tiêu khiển”.
*Theo sách Gióp (26,13), con Rồng hiện hình là con rắn tinh quái, chui luồn dưới đất và bị Đức Chúa đưa tay xả thây.
*Trong sách Khải huyền ( 12, 1–17; 13,6), Thánh Gioan Tông đồ lại nhân cách hoá con rồng thành quỷ Satan, hiện hữu của sự Ác; qua việc minh hoạ câu chuyện về Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, nổi giận, đứng chực sẵn chờ nuốt chửng con trai của Người Phụ nữ sắp sinh hạ. Để bảo vệ vẹn toàn người con, đã xảy ra cuộc giao chiến trên trời, Tổng lãnh Thiên Thần Michael đã đè bẹp bè lũ Luciphe. Và Con Mãng Xà, tức Con Rắn cám dỗ xưa, đã vĩnh viễn bị tống khứ ra khỏi vườn địa đàng.
 
Kính thưa Cộng đoàn, trong 12 con giáp thì Rồng được xem là con vật bay cao nhất, không lấm bụi trần; vừa mang nhiều khát vọng lý tưởng, lại vừa ôm ấp những thông điệp của thần linh.
 
Năm Rồng 2024, với Chủ đề Mục vụ là “tham gia vào đời sống Giáo Hội”, đang hứa hẹn nhiều cơ may hạnh phúc; phải chăng như Giáo xứ vào những ngày cuối năm, trái Thanh long cũng đang được giá. Chuẩn bị bước vào Mùa Chay thánh, chúng ta nguyện chúc nhau sống thanh cao thoát tục như Rồng; nghĩa là vừa sống vươn lên khỏi những đam mê xác thịt thấp hèn, vừa sống thanh thoát khỏi những bon chen vật chất tầm thường; những danh lợi phù phiếm mau qua, để biết tham gia, tìm được niềm vui qua việc hiến thân phục vụ cho đời.
 
Cuối cùng, Rồng là biểu tượng cho sự phồn thịnh và vương giả. Nguyện chúc Cộng đoàn một năm mới Giáp Thìn nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng; phát đạt và thăng tiến như “Rồng gặp mây”. Nguyện xin Chúa Xuân ban cho chúng ta khởi động một năm mới, với khí thế “Thăng long”; nghĩa là đời sống vật chất và tinh thần mạnh mẽ lên cao và chúc lành cho Cộng đoàn Giáo xứ một năm vạn sự như ý. Để “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.” ( Tv 90,12).
Với những tâm tình đó, xin Cộng đoàn cùng hân hoan mở lòng ra đón một mùa Xuân mới trong Thánh Lễ Cầu Bình an cho Năm mới Giáp Thìn nầy
 
11

 
TÂM TÌNH CẦU NGUYỆN LÚC RƯỚC LỄ
 
Lạy Cha, Cha đã cho chúng con sống thêm một năm, và đi thêm một đoạn đường đời. Mọi biến cố vui buồn được mất trong năm qua, đều là những dấu chỉ và là lời mời gọi thầm kín của Cha, nhằm thức tỉnh, nâng đỡ và đưa chúng con lên cao.
Xin cho chúng con sống những ngày Tết dân tộc, trong tinh thần vui tươi, hòa nhã và không quên những ai nghèo khổ, cô đơn.
Ước gì những lời chúng con chúc cho nhau, là những lời chúc lành xuất phát từ trái tim yêu thương.  Amen.
 
15
 
*DẪN MỪNG TUỔI MẸ  

Nhạc phẩm “Mẹ tôi”, với giai điệu nhẹ nhàng, ca từ mộc mạc ý nghĩa, đã làm thổn thức hàng triệu trái tim của những người con nhớ về mẹ khi đã ở vào tuổi xế chiều. Nhạc sĩ Trần Tiến, đã mở đầu ca khúc bằng những câu kể “Mẹ ơi, con đã già rồi”, nhằm nhắc nhớ rằng, con người dù sống đến tuổi nào, cho dẫu ở đâu và sang giàu thế nào; thì mẹ vẫn luôn là người không thể thay thế trong mỗi trái tim.  
Bởi vì:
“ Mẹ ơi! Thế giới mênh mông
mênh mông không bằng nhà mình
Dù cho phú quý vinh quang
vinh quang không bằng có mẹ”.

 
16
 

Vâng! Có Mẹ là Cộng đoàn Giáo xứ chúng con đang có một chốn đi về an bình và hạnh phúc nhất trong Cõi tạm này.
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm, khởi đầu của Mùa Xuân Ơn thánh. Giờ đây, Cộng đoàn Giáo xứ chúng con xin mừng tuổi Mẹ, Đấng Bổn mạng, cùng phó dâng bước đăng trình trong Năm mới nầy cho Mẹ.
 
Trong Năm Mục vụ 2024 của GHVN là “Thúc đẩy sự tham gia vào đời sống Giáo hội”. Xin cho mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo xứ chúng con tích cực tham gia xây dựng Hội Thánh, nhằm khơi gợi ý thức khi chính mình được gắn kết và thuộc về cộng đoàn, thuộc về Giáo Hội!  
 
Kính xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho mọi dự tính trong Năm mới của Giáo xứ chúng con được khởi sự hoàn thành và may lành như ý. Từ trên tòa cao sang, cúi xin Mẹ chúc lành cho Cộng đoàn chúng con, dẫu giữa bao khó khăn thử thách, và cho mọi Gia đình trong Giáo xứ chúng con được đón nhận Bình an trong Mùa Xuân Hiệp Hành Tham gia nầy.
 
1


XEM HÌNH ẢNH tại đây


3
4
5
 
6
7
làm phép lộc thánh ngày xuân

Tác giả bài viết: BBT Trang Tin GXCS

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây