BAO GIỜ CHO ÐẾN THÁNG MƯỜI

Thứ sáu - 01/10/2021 06:15
Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, tác giả ( nhà Nghiên cứu Văn Hóa Lê Đình Bảng) muốn giới thiệu với độc giả một bản ca vãn rất phổ biến, mang tên Văn Côi Thánh Nguyệt Tán Tụng Thi Ca do cụ cử nhân Phạm Trạch Thiện (quê làng Cổ Ra, Nam Định) biên soạn vào thời Tự Đức, mà dân gian nhà đạo quen miệng gọi là Vãn Mân Côi, Ca Mân côi hoặc Phép Ngắm Rôsa. xin giới thiệu đến quý độc giả như tâm tình đến với Mẹ Maria trong tháng Mân Côi.
BAO GIỜ CHO ÐẾN THÁNG MƯỜI

BAO GIỜ CHO ÐẾN THÁNG MƯỜI

Francis Assisi Lê Đình Bảng

 

Phép ngắm Rôsa nguyên cội rễ
Suy ơn chuộc tội loài người thế
T sinh nhi  tử tử  nhi sinh
Công nghiệp vô cùng khôn xiết kể
Lạy ơn rất thánh Ðc Bà
Xin vì phép ngắm Rôsa thánh này
Ban ơn soi sáng bởi trời
Cùng ban sự sống đời đời cho con

(Văn Côi Thánh Nguyệt Tán Tụng Thi Ca, 34-40)
 

unnamed


Chẳng ai rõ việc đọc kinh Mân côi (MC), lần hạt MC hoặc lần chuỗi Môi Khôi đã du nhập vào các cộng đoàn người Công giáo Việt Nam từ đời thuở nào và bằng cách nào. Cứ lẽ thường là do các giáo đoàn dòng Đa minh hoặc dòng Tên. Có thể gặp thấy bóng dáng việc đạo đức thiêng liêng này tản mạn đó đây khi đọc những trang bút ký của cha Đắc Lộ, ngay từ những thời điểm vỡ đất gieo hạt 1615-1625và 1644 ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài.

Chẳng hạn, nhân một buổi ca múa nghệ thuật nghê thường trong phủ chúa Trịnh Tráng: “Chúa phái người đưa một chiếc thuyền nhỏ sơn son thếp vàng đến đón và đưa chúng tôi tới thuyền Ngài, nơi Ngài muốn cho chúng tôi dự buổi ca múa. Chúng tôi trịnh trng đi theo và thấy Chúa ham thích cách tiêu khiển tao nhã này. Chúa cho chúng tôi được hân hạnh ngồi cạnh Chúa và hỏi trong xứ chúng tôi người ta đàn hát thế nào… Khi chúng tôi nói thì Chúa để ý tới cỗ tràng hạt Ðúc Trinh Nữ buộc ở thắt lưng tôi. Chúa liền xin, rồi đeo vào cổ đa cháu gái đã 3 năm đau bệnh đang ngồi trên lòng Chúa1. Chẳng hạn, ngày mồng 2 tháng 7 năm 1627: “Chúng tôi vào phủ Chúa và kinh thành kẻ chợ… bà Catarina là người ham mê học hỏi và suy ngắm các mầu nhiệm và vì bà rất giỏi về thơ bản x, nên bà đã soạn bằng thơ rất hay tất cả lịch sủ giáo lý, t tạo thiên lập địa cho đến Ðc Kitô giáng thế, cuc đời, sự thương khó, phục sinh và lên trời… Tác phẩm này rất có ích vì không nhng giáo dân tân tòng ngâm nga trong nhà thờ, nơi thành thị cũng như chốn thôn quê, mà cả nhiều lương dân khi ca hát và thích thú về lời ca dịu dàng thì cũng học biết nhng mầu nhiệm và chân lý đc tin2.

Đúng là chốn kinh kỳ ngàn năm văn vật. Ngay buổi hừng đông, Tin mừng đã được rao giảng và đón nhận trong khung cảnh hào phóng và nên thơ của một thi xã, thi đàn, rất đậm đà tình nghĩa của một dân tộc quý sĩ trọng văn. Và năm 1644, khi vừa đặt chân tới tỉnh Quảng Bình, cha Đắc Lộ viết: “ở đây, tôi gp mt giáo dân rất nhiệt thành vốn là nhà binh lâu năm, tên là Phanxicô. Ông và vợ là Têrêxa, cả hai sống rất nhân đc. Mt hôm, ông thấy có ảnh Ðc Mẹ Mân côi trong tay mấy người lương dân, ông bèn bỏ tiền ra mua lại với giá khá đắt và t đó ông đt ảnh này lên bàn thờ trong nhà để ngày đêm đến đọc kinh kính viếng… Tôi cho hi tất cả mọi người ở nhà ông như là nhà thờ, còn nhà nguyện riêng của ông bà có trưng bày ảnh Ðc Mẹ làm quan thầy bảo vệ thì được trang hoàng rất lng ly. Ông tôn sùng Ðc Mẹ đến nỗi không bao giờ đt chân vào nhà nguyện mà không lo ra sạch linh hồn, không hãm mình trước, như ông đã thú với tôi3.

Rất tiếc cho đến nay – qua thiên biến vạn hóa của trời đất và cấm cách nhiễu nhương của thời cuộc – đi tìm những bản kinh văn quý báu trên chỉ còn là nỗi tiếc nhớ mang tính huyền thoại, đã trở thành truyện mò trăng dưới nước mà thôi. Cũng may thửa mạ xanh non của những người đi khai phá ấy đã lại đơm hoa kết trái bởi công sức của các thế hệ kế thừa. Họ bằng lòng ẩn danh đằng sau mảng văn học dân gian nhà đạo suốt nhng thế kỷ XVII, XVIII và XIX đã làm nên hơi thở và máu thịt nuôi sống đc tin, lòng đạo của người tín hu Việt Nam.
 

slide1 l


Ở đây trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, kẻ viết bài này chỉ muốn giới thiệu với độc giả một bản ca vãn rất phổ biến, mang tên Văn Côi Thánh Nguyệt Tán Tụng Thi Ca (VCTNTTTC) do cụ cử nhân Phạm Trạch Thiện (quê làng Cổ Ra, Nam Định) biên soạn vào thời Tự Đức, mà dân gian nhà đạo quen miệng gọi là Vãn Mân Côi, Ca Mân côi hoặc Phép Ngắm Rôsa.

Nói đến ca vãn là nói đến nỗ lực khai phá, một vượt thoát khỏi niêm luật cũ của thơ Nôm ta. Những tác phẩm thuộc dạng này trong văn học Việt Nam không nhiều nhặn gì, nếu đem đối chiếu với kho tàng sung mãn của thơ phú, truyện ký và khúc ngâm. Trường hợp của những Gia Huấn Ca, Côn Sơn Ca, Quỳnh Uyển Cửu Ca, Hà Thành Chính Khí Ca, của Tự Tình Vãn, Thần Tích Vãn, Ngọa Long Cương Vãn, Tư Dung Vãn, Ai Tư Vãn chỉ là một chùm sao lẻ loi chợt lóe lên trong khoảnh khắc, với một biến cố nào đó, rồi tắt ngấm, không chút dư vang. Thậm chí, cũng rất hiếm thấy một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thể loại này. Lạ lùng thay, đối với nghệ sĩ dân gian nhà đạo, ca vãn là mt phương tiện diễn đạt phổ biến nhất, hiệu quả nhất để rao giảng Tin mng, để thể nghiệm nhng sáng kiến mang tính dân tc về phụng vụ. Dễ đến con số 40 tập, hình thành một bộ phận khá bề thế, không thể thiếu vắng, nếu muốn nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc về văn học Kitô giáo ở Việt Nam. Càng lạ lùng hơn, có lẽ chỉ có người Công giáo Việt Nam mới xưng tụng Đức Mẹ bằng thứ ngôn ngữ lễ nghĩa, cung kính là Đức Bà, Đức Chúa Bà! Mảng ca vãn này tập trung khá nhiều đầu sách, chiếm tỷ lệ không nhỏ trong thư mục. Công giáo xưa: Imprimerie de Kẻ Sở 1920-1925 (Rosario Đức Bà, Tháng Đức Bà, Mân côi Nguyệt, Tháng Rosario). Phú Nhai Đường 1916- 1927 (Sách Tháng Rosario Đức Bà Sổ Các phép Indu Họ Rosari, Tháng Rosa). Imprimerie de Nazareth Hồng Kông (Société des Missions – Etrangères de Paris-Catalogue 1920): Đức Chúa Bà Tự Tích Vãn (Poème sur la Sainte Vierge), Thánh Mẫu Phương Danh Kim Thư (Glories de Marie), Sách tháng Đức Chúa Bà (mois de Marie), Vãn Đức Chúa Bà Môi Khôi, Prière du Rosaire Méditées, Neuvaine de Prières en I`honneur du S.Rosaire, Bổn Giải Phép Lần Hột Chuỗi Thánh Mẫu Môi Khôi (Cathéchisme du Rosaire); Trung Hòa Thiện Bản, Hà Nội 1926 (Phép Lần Hạt Rosario Đức Bà); Imprimerie de la Mission Sài Gòn – Tân Định 1922 (Ân Tứ Môi Khôi ca P.M. Đức, Tháng Đức Chúa Bà của Mgr.Miche).

Còn đối với công chúng nhà đạo thì việc đón nhận mảng văn học này trong một tâm tình đạo hạnh rõ rệt. Nó vừa là kinh đượm mùi thần học, tín lý, được biên tập và chuẩn nhận để cầu nguyện. Là vãn được thi ca hóa, vần điệu hóa để ngâm ngợi, lại vừa hàm chứa những cung giọng trầm bổng, ai bi, hưng phấn của ngôn ngữ âm nhạc dân gian để mỗi người hoặc cả cộng đoàn ca xướng4.

Tưởng không phải là cổ tích, khi nghe kể rằng, ông bà cha mẹ mình thuở trước chữ nghĩa chẳng bằng ai, ấy thế mà ru con dạy cháu răn đời cứ là đọc lên vanh vách những ca dao tục ngữ, những lẩy Kiều, những hò Lục Văn Tiên hoặc ngâm nga những Sấm Truyền Ca, Truyện Alêxù, Dâng Hoa, Dâng Hạt, Vãn Đức Bà Rosa hoặc Ca Vè Cụ Sáu… Như thế, có nghĩa là trong văn hóa, sn có những nhân tố không thể phân giải bằng lý tính, mà chỉ cảm nhận bằng trái tim. Nhà lý luận văn học đọc truyện Kiều bằng bộ óc thi   pháp, soi rọi bằng điển cố, bằng quan điểm này nọ. Còn kẻ nhà quê chân chất thì lại nhớ Kiều, thuộc Kiều, yêu Kiều bằng tai, bằng miệng và nhịp đập của con tim. Như cỏ cây uống giọt sương, hít thở khí đất và ánh sáng của ngày và đêm. Văn hóa nghệ thuật của bất cứ dân tộc nào, vì thế, luôn tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiên ấy.

Về nội dung, Văn Côi Thánh Nguyệt Tán Tụng Thi Ca là một suy niệm về mầu nhiệm cứu độ của Chúa Giêsu. Về hình thức Văn Côi Thánh Nguyệt Tán Tụng Thi Ca là một trường thiên, bởi nó bao gồm 252 câu thơ đi liền hơi, liền mạch, liền vần. Thể thơ được tác giả sử dụng ở đây là một thể thơ phức hợp khá ngoạn mục, hiếm thấy. Nó kết cấu, đan xen giữa thất ngôn, song thất lục bát, khác hẳn cách kết cấu theo chu kỳ cố định của một khổ thơ song thất lục bát mà ta thường gặp (1 cặp thất ngôn + 1 cặp lục bát) trong các tác phẩm Chinh Phụ, Cung Oán Ngâm Khúc. Xin trưng dẫn ra đây một vài trích đoạn:

 

Mùa vui (từ câu 41 đến 48):

Chúa toan cu chuc các sinh linh
Sai S truyền tin thánh T sinh
Thánh Mu dâng mình theo ý Chúa
Chịu thai nguyên vẹn đc đồng trinh
Lạy ơn Ðc Mẹ nhân thay
Xin vì sự nhiệm mầu này, rủ thương
Cho con lòng vng đá vàng
Vâng theo ý Chúa mọi đàng, đúng sai
 

Vui1

 

Mùa thương (từ câu 97 đến 108):

Sự vui qua, sự sầu lại kế
Lòng Ðc Bà như bể dạt dào
Khi thấy con chịu khốn khó bao
Thì Người cũng phải đau đớn hết
Chúa vào cầu nguyện trong vườn Giệt
Thấy ti loài người lòng thảm thiết
Máu ln mồ hôi đổ tóa ra
Phó mình vào np tòa quan xét
Lạy ơn Ðc Mẹ nhân thay
Xin vì sự nhiệm mầu này, thẩm thương
Cho con được sc vũng vàng
Chịu nhiều sự khó Chúa thường định cho

Thuong1


Mùa mừng (từ câu 157 đến 168):

Sự thương khó đà qua khỏi lúc
Nhng sự mng bỗng chốc tiếp theo
Vì các ơn rất cả, rất nhiều
Ðc Mẹ được kể sao cho xiết.
Xác quàn hang đá khỏi ba ngày,
Sống lại uy nghi sáng láng thay.
Ðc Mẹ thấy con, mng quá bi
Tông đồ mt ủ, bỗng nên tươi
Lạy ơn Ðc Mẹ cam thay
Xin vì sự nhiệm mầu này đoái thương
Cho con sạch ti mọi đàng
Cùng tin mọi sự tỏ tường ngày sau.

Mung1

1 Lịch s vương quốc Ðàng Ngoài, trang 101.

2 Hành Trình Và Truyền Giáo, trang 132.

3 Hành Trình Và Truyền Giáo, trang 133.

4 Chúng tôi đã ký âm và trích đoạn dẫn chứng ở trong quyển Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Giáo Việt Nam- Miền Thơ Trong Kinh Nguyện của Lê Đình Bảng. NXB Phương Đông 2009.



 

Tác giả bài viết: Lê Đình Bảng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây