VUI MỪNG VÀ HY VỌNG: CỘNG ĐỒNG SẮC TỘC GIÁO XỨ CHÂU SƠN

Thứ hai - 11/06/2018 17:21
Dân tộc Êđê là một trong những sắc tộc ít người có mặt tại Banmêthuột từ rất lâu. Trước đây, người Êđê sống du cư. Họ thường di chuyển chỗ ở theo điều kiện thuận lợi của công việc. Hiện nay, họ đã sống định cư theo buôn làng. Như các Sắc tộc ít người khác, người Êđê sống theo chế độ mẫu hệ. Điều này được nhận thấy rõ nét trong phong tục tập quán của họ. Ví dụ như tục cưới xin, người nữ cưới chồng và đưa về nhà mình sống. Những quyền lợi, phân chia tài sản, chi phối đời sống gia đình, người nữ thường giữ vị trí quan trọng. Người Êđê có bản sắc văn hoá riêng với cồng chiêng, vũ điệu, dân ca ... cùng những lễ nghi cúng vái, cưới hỏi … phong phú và độc đáo.
Cha Quanr xứ và các em Dân tộc
Cha Quanr xứ và các em Dân tộc

PHẦN I: TỪ BUỔI BAN ĐẦU ĐẾN NĂM 2006

Người dân tộc Êđê thuộc địa bàn Giáo xứ Châu Sơn sinh sống tại bốn buôn làng, trong đó, ba buôn thuộc xã Cư Êbur, gồm buôn Đung ( thôn 1 ), buôn Kdun ( thôn 4 ), buôn Êa Bông ( thôn 6 ) và buôn Cuôr Knia ( thôn 5 ) thuộc xã Êa Bar.
DSC03776

Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, khi hoàn cảnh xã hội cho phép, người Êđê sinh sống tại địa bàn xã Cư Êbur chính thức trở thành đối tượng truyền giáo của Giáo xứ. Ngày ấy, Sứ vụ truyền giáo được các Cha Quản xứ trao phó cho các Nữ tu Dòng Nữ Vương Hoà Bình thuộc cộng đoàn Châu Sơn, cùng với sự cộng tác nhiệt thành của giáo dân trong Giáo xứ.
Công việc truyền giáo, với muôn vàn khó khăn vất vả, bắt đầu đơm hoa kết trái vào khoảng giữa thập niên 90 ( 1996 ), với đợt rửa tội đầu tiên của 183 người  vào tháng 5 năm 1996. Những đợt rửa tội tiếp theo với số lượng đông người được cử hành vào các năm 2000 : 100 người; tháng 6.2004 : 23 người; tháng 7.2005: 60 người. Ngoài ra, một số người khác được rửa tội vào những dịp khác nhau. Còn số trẻ em mới sinh ra cũng được rửa tội hàng tháng.
Đến năm 2006, Cộng Đoàn Sắc Tộc có khoảng 230 hộ Công giáo với trên dưới 900 người, trong số đó:
+ Bà con rửa tội và sinh hoạt tại Trung tâm Sắc tộc Êđê của Giáo phận, cách Giáo xứ 7km, khoảng 440 người - thuộc thôn 1 và thôn 5. Trước đây, số bà con này sinh hoạt tại Trung tâm Sắc tộc, từ khi Giáo xứ Châu Sơn có Thánh lễ và các Sinh hoạt Phụng vụ dành cho người sắc tộc, họ đã bắt đầu sinh hoạt tại Giáo xứ Châu Sơn;
+ Số người rửa tội tại Giáo xứ Châu Sơn là 460 người.
ban dai dien thon 6daidienthon1

Là một thành phần của Cộng đoàn Giáo xứ, bà con người sắc tộc Êđê được các Cha Quản xứ lưu tâm chăm sóc mục vụ một cách đặc biệt. Ngoài công việc chính yếu là chăm lo đời sống thiêng liêng cho bà con, các Cha Quản xứ còn tìm nhiều cách để giúp bà con vừa phát triển dân trí, kinh tế, hội nhập với xã hội, vừa gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá riêng của mình.
Có những Ban ngành đã được thành lập, những cá nhân được sai đi để phục vụ chuyên biệt cho người Êđê; nhiều công việc, hoạt động cũng được thực hiện để Bà con dân tộc ngày càng hoà nhập với đời sống của Cộng đoàn Giáo xứ. cụ thể như:
Các Nữ tu Hội Dòng Nữ Vương Hoà Bình : với các Nữ tu phục vụ qua các thời kỳ:  Nữ tu Maria Fiat Nguyễn Thị Phượng ( 1992–1996 ), Nữ tu Maria Hoàng Thị Tâm (1996 –1997; 2005 đến nay), Nữ tu Maria Trần Thị Hường (1997–2000; 2001–2005 ) và Nữ tu Maria Phạm Thị Lan ( 2000–2001 ).
X

Ban Tin Mừng : công việc chính yếu là làm việc từ thiện bác ái giúp đỡ những người nghèo trong Giáo xứ, trong đó có người sắc tộc Êđê : giúp đỡ những gia đình neo đơn, nghèo khổ, nâng đỡ họ vào những dịp ma chay tang chế,… cho vay vốn nuôi heo nuôi bò ….
Ban Giảng viên Giáo lý ( trực thuộc Ban Huấn Giáo ) : được thành lập từ năm 2003, với công việc là giúp các Cha dạy Giáo lý cho người sắc tộc. Ngoài công việc giảng dạy, họ cùng đồng hành và cộng tác trực tiếp với các Cha, các Nữ tu đi thăm viếng mục vụ ( cho bệnh nhân rước lễ, xức dầu …), tổ chức các giờ Phụng vụ ( Thánh lễ Chúa nhật, Thánh lễ An táng tại gia đình …), tổ chức những đợt phát quà người nghèo, khám bệnh, xây nhà … Và rất nhiều tấm lòng nhân ái, trong Cộng đoàn giáo dân, bằng nhiều cách, trong âm thầm, đã giúp đỡ và dìu dắt bà con Êđê từng bước phát triển. 
daidienthon4daidienthon5

+ Những Công việc và Hoạt động : 
Nhà sinh hoạt dành cho bà con Êđê : được xây dựng từ năm 1998, hiện nay là nơi bà con học Giáo lý, sinh hoạt hàng tuần.
Buổi giao lưu giữa bà con Giáo dân người Kinh và Anh em dân tộc vào ngày đầu năm mới : với những điệu nhảy cồng chiêng vui tươi, quanh những ché rượu cần đậm đà… tạo nên sự gắn bó mật thiết trong Giáo xứ.
Vào những dịp Giáng sinh, Chầu lượt, Bổn mạng Giáo xứ : bà con dân tộc đều được tham dự vào các hoạt động của Cộng đoàn giáo dân.
Thánh lễ tiếng Êđê được cử hành tại Nhà thờ Giáo xứ vào các ngày Chúa nhật trong tháng, những giờ Chầu cuối tháng…
 bà con sinh hoạt theo giáo buôn. Mỗi buôn có 5 người đại diện được giáo dân bầu ra, giúp các Cha theo sát bà con trong buôn, đôn đốc và khích lệ những người nguội lạnh. Nhờ những người đại diện, các Cha có thể nắm rõ tình hình đời sống của bà con.
phatqua

+Hàng tuần, bà con từ buôn đi dự lễ, học Giáo lý, sinh hoạt ... tại Nhà thờ.  Buôn làng xa Nhà thờ nhất là 7km ( buôn Cuôr Knia), buôn gần nhất : 2km ( buôn Dhă Êa Bông).
+ Hai tuần một lần vào chiều Chúa nhật lẻ trong tháng, có Thánh lễ dành riêng cho người Êđê, được cử hành bằng chính ngôn ngữ của họ.
+ Người Êđê có giờ học Giáo lý vào sáng Chúa nhật hàng tuần tại Nhà sinh hoạt Giáo xứ. 
+ Chiều thứ Hai hàng tuần, Linh mục phụ trách, các Nữ tu và các Giáo lý viên ( người Kinh) đi thăm viếng bà con tại buôn làng. Việc thăm viếng gồm có : Xức dầu bệnh nhân, cho rước lễ, thăm và giúp đỡ những người nghèo, neo đơn; thăm bệnh nhân và phát thuốc; đến những gia đình nguội lạnh bỏ bê việc sống đạo, để đốc thúc và mời gọi ... 
+ Những trường hợp tang chế : bà con các buôn khác cùng đến để chia sẻ và giúp đỡ. Có Thánh lễ cầu nguyện tại gia đình.
   (LM. JB. Hồ Quang Lâm ghi nhận)
HINH NEN


 PHẦN II: TỪ NĂM 2006 ĐẾN NGÀY HÔM NAY

 Hiện nay cộng đoàn sắc tộc giáo xứ có 03 Giáo Buôn trực thuộc là Cuôr Knia, Kdun và Êa Bông
 I:  GIÁO BUÔN CUÔR KNIA
       Sự hình thành của Buôn được tiến triển theo nhiều thời điểm. Buôn Cuôr Knia  trước đây gồm ba buôn.
 1:  Buôn Cuôr Knia
2:  Buôn Du Ênguôl
3:  Buôn DháKmúr
  Địa điểm cũ của Buôn Cuôr Knia trước đây ở tại xã Cuôr knia thuộc Huyện Buôn Đôn. Buôn Du Ênguôl  ở tại thôn 15 và thôn17 Và trường tiểu học Lê Văn Tám Xã ÊaBar Huyện Buôn Đôn. Buôn Dhá Kmúr ở gần Buôn Cuôrkia 1 và 2 bây giờ. Ba Buôn cũ cùng một địa điểm gần nhau.
   -Năm 1966-1972 vì thời kỳ chiến tranh ở vùng mất an ninh, ba Buôn được dời về Xã Êa-Hneh Quận Ban Mê Thuột Tỉnh Đarlac, hiện nay là trụ điện Quốc Gia ngã ba Buôn Kdun  thuộc Xă Cưêbur  Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đăk Đăk. Đến ngày 20-2- 1979   Nhà Nước di dân cho về ở tại địa điểm cũ của Buôn Dhă Kmur làm ăn kinh tế mới và sống cho đến nay. Hiện nay Buôn Cuôr Knia được chia ra làm bốn Buôn: Buôn Knia1, Buôn Knia 2, Buôn Knia 3 và Buôn Knia 4  trực thuộc Xã ÊaBar Huyện Buôn Đôn. 
Già Làng của Buôn qua các thời kỳ:
- Ông Y-Thuôn  Byă  1972-20O1

-Ông  Y-Hơ  Êban    2001- cho đến nay 
   Sinh Hoạt Của Giáo Buôn: Bổn Mạng của Giáo Buôn là  Thánh Gioan Baotixita.        
 -Hiện nay Buôn Cuôr Knia có tổng số gia đình là 634 gia đình có 3.266 nhân khẩu trong đó gia đình theo đạo Công Giáo : 142 gia đình, 520 khẩu.  Tin Lành: 387 gia đình, 2006 khẩu. Lương dân: 105 gia đình, 740 khẩu.
 - Tin Mừng đến với Giáo Buôn: Vợ Chồng đầu tiên được rửa tội là Ami – Ama  Loan  đã được Linh Mục  Bianchatti  (MEP) người Pháp đã đến rao giảng Tin Mừng. Đã dâng Thánh Lễ và rửa tội cho hai vợ chồng vào năm 1960 tại Nhà Thờ Giáo Xứ Mẫu Tâm thuộc Giáo Phận KonTum. Nhưng cũng vì nhiều lý do mãi đến năm 1997-1998 được sự quan tâm của quý Cha Quản Xứ. Quý Soeurs Dòng Nữ Vương Hoà Bình… Dân số theo đạo Công Giáo trong  Giáo Buôn đã được học Giáo Lý và rửa tội ngày càng đông. Ngày 18-4-2010  thông qua cuộc đại hội tại nhà quý Soeurs Giáo xứ Châu Sơn và đã bầu ban đại diện Giáo Buôn.

  Nhiệm kỳ  2010-2017 gồm có:
1

1 Ông phê Rô:   Y-Đung  Kbuôr, Trưởng Ban
2  Ông Stêphanô:Y-Suăi  Adrỡng, Phó ban kiêm phụng vụ
3  Ông Thômax:  Y-Kông   Adrơng, Uỷ viên kế hoạch
4 Ông Phanxicô:Y-Nem Hmok, Uỷ viên văn hoá và đời sống
5 Ông Phê Rô:   Y-Sat  Kbuôr, Ủy Viên  Thư ký
6  Bà Ma Ria : H-Bich  Adrơng, Thủ quỹ

 Nhiệm Kỳ 2017-2022
2

1 Ông Phê Rô:  Y-Đung  Kuôr, Trưởng Ban
2  Ông Phê Rô Y-Sat Kbuôr, Phó Ban kiêm ủy viên phụng vụ
3   Ông Vincent : Y-Niu  Hmok, Uỷ viên kế hoạch
4  Ông  Phê Rô : Y-Ghông  Hmok, Uỷ viên văn hoá đời sống
5  Ông GioAn :   Y-Ngiăng  Kbuôr, Ủy viên  Thư ký
6  Bà Ma Ria : H-Muên  Niê, Thủ quỹ
Và để tiện  sinh hoạt Giáo Buôn cũng đã chia thành năm nhóm, việc đọc kinh cầu nguyện lòng Chúa Thương Xót vào chiều thứ sáu, đọc kinh cùng học giáo lý chiều Chúa Nhật rất đều đặn. Về tang lễ cũng đã được Quý Cha về dâng Thánh Lễ tại tư gia và Thánh lễ Bổn Mạng cũng được Quý Cha về dâng Thánh lễ tại Giáo Buôn do ca đoàn của Giáo Buôn phụ trách.

II. GIÁO BUÔN  KDUN

         Buôn Kdun hình thành từ xưa tới nay không thay đổi, vẫn ở tại điạ điểm cũ. Nay là Thôn 4 thuộc Xã Cưêbur Thành Phố Buôn Ma Thuột  Tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay dân số của Buôn là: 327 Hộ 1579 nhân khẩu trong đó gia đình: Công Giáo có 76 hộ,  332   khẩu. Tin Lành:  110 hộ    523  khẩu. Lương dân:  131 hộ  724  khẩu.
    Già làng của Buôn qua các thời kỳ:

  • Ông Y-Um Êban 
  • Ông Y-Luk Niê
  • Ông  Y-Wik Niê

  Giáo Buôn nhận Thánh Phêrô-Phao lô làm Bổn Mạng
Tin Mừng Đến với Giáo Buôn Đầu tiên có 37 hộ 181 nhân khẩu theo đạo được rửa tội vào ngày 31-5-1996 tại Nhà Thờ Giáo Xứ Châu Sơn. Do Soeur Phượng dạy đạo, và được Linh Mục ĐaMinh Vũ Đức Hậu và Linh Mục Nguyễn Văn Nghĩa rửa tội.
   Tiếp theo sau đó có 55 người giáo dân theo đạo. Do Soeur Hương dạy đạo, và các Linh Mục An Tôn Vũ Thanh Lịch và Linh Mục Đa Minh Đinh Công Tiến rửa tội.
    Ngày 18-4-2010 thông qua cuộc đại hội tại nhà Soeurs và đã bầu ban đại diện Giáo Buôn.
          Nhiệm kỳ đầu từ năm 2010 -2017
1.   Ông AnTôn:  Y-Em   ÊBan Trưởng Ban—kế hoạch
2.  Ông PX:   Y-Dhin Byă Phó Ban kiêm ủy viên phụng vụ

3.   Ông PhaoLô: Y-Bliu ủy viên văn hóa đời sống
4.   Bà Têrêxa: H-Nuat Byă Thủ quỹ

       Nhiệm kỳ 2017-2022
3

1.  Ông PX: Y-Dhin Byă: Trưởng ban
2.  Ông PhêRô: Y-Plom: Ênuôl: Phó Ban kiêm ủy viên phụng vụ
3. Ông PhaoLô: Y-Bliu Ênuôl: Ủy viên kế hoạch
4. Bà Tê rê xa:  H-Nuat Byă: Ủy viên văn hoá đời sống
5. Bà Tê rê xa:  H-Nguyêt Kbuôr Thủ quỹ

 Sinh hoạt trong Giáo Buôn,  tổ chức đọc kinh, học giáo lý vào chiều Chúa Nhật. Về tang Lễ cũng được Qúy Cha dâng Thánh Lễ Tại tư gia. Thánh Lễ Bổn Mạng cũng được Quý Cha Dâng Lễ tại Giáo Buôn do ca đoàn Giáo Buôn phụ trách.

III. GIÁO BUÔN ÊA BÔNG

       Buôn Êa Bông hình thành từ xưa tới nay, cũng có sự thay đổi, trước đây Buôn có tên là Buôn Xô ở phía sau trường Hàm Nghi bây  giờ. Sau cuộc chiến năm 1968 di dời điạ điểm và đổi thành Buôn Êa Bông, hiện nay là thôn 6 thuộc Xă Cưêbur Thành Phố Buôn ma thuột  Tỉnh Đăk Lăk.
     Hiện nay dân số của Buôn là: 265 hộ, 1.795 nhân khẩu. Trong đó gia đình theo Đạo Công Giáo có  80 hộ  235 khẩu. Tin Lành:  23 hộ   150 khẩu. Lương dân: 162 hộ 1410 khẩu
    Già Làng của Buôn là Ông Y-Kuôl  Êban ( Đã qua đời, chưa có người thay thế)
 Giáo Buôn nhận lễ Đức Mẹ Mân Côi làm Bổn Mạng
    Đầu tiên có 28 hộ 60 nhân khẩu theo đạo được rửa tội vào ngày 31-5-1996 tại Nhà Thờ Giáo Xứ Châu Sơn do Linh Mục Đa Minh Vũ Đức Hậu và Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Nghĩa. Sau đó có tăng thêm 19 hộ 52 nhân khẩu do soeur Hương dạy Đạo và được rửa tội vào ngày 17-2-2000 do Linh Mục AnTôn Vũ Thanh Lịch. Tiếp theo có 8 hộ 29 nhân khẩu được rửa tội vào ngày 20-7-2008  do Linh Mục JB Hồ Quang Lâm. Trong sự phát triển về mặt đạo đức được sự quan tâm của Qúy Cha, quý soeurs NVHB, Ban thượng vụ Hội Đồng Giáo Xứ, Ban loan Báo Tin Mừng và các ban ngành đoàn thể trong Giáo Xứ, số người theo đạo  ngày càng được gia tăng, đến nay Giáo Buôn có 80 hộ 235 nhân khẩu theo Đạo Công Giáo.
    Ngày 18-4-2000 Thông qua cuộc đại hội tại nhà quý Soeurs và đã bầu ban đại diện Giáo Buôn.

    Nhiệm kỳ 2O10 - 2014
4

1. Ông Giuse Y-Ghi Ênuôl: Trưởng Ban

2.Ông Giuse Y- Đhăm Êban: Phó Ban kiêm ủy viên phụng vụ
3.Ông PX Y-Diêm Êban: Ủy viên kế hoạch
4.Bà Têrêxa H-Ner Ênuôl: Ủy viên văn hóa đời sống
5.Bà RôXa H-We Ênuôl: Thủ quỹ

Nhiệm kỳ 2O14 - 2018

  1. Ông Giuse Y-Đăm Êban: Trưởng Ban
  2. Ông Y-Bliu Ênuôl: Phó Ban kiêm ủy viên phụng vụ
  3. Ông PX Y-Điêm Kbuôr Ủy viên kế hoạch
  4. Ông JB Y-Trang Hđơk: Ủy viên văn hoá đời sống
  5. Bà Rôxa H-We Ênuôl:  Thủ quỹ
Nhiệm kỳ 2018-2022
5

1.  Ông Y-Bliu Ênuôl:   Trưởng Ban
2. Ông Y-Trang Hđơk: Phó Ban kiêm ủy viên kế hoạch
3.  Ông Y-Diêm Kbuôr:  Ủy viên văn hoá đời sống
4. Ông Y- Tôn  kên: Ủy viên phụng vụ
5. Bà H-We Ênuôl:  Thủ quỹ

Sinh hoạt trong Giáo Buôn, tổ chức đọc kinh, học giáo lý vào tối  Chúa nhật, về tang lễ được quý Cha dâng Thánh Lễ tại tư gia. Thánh Lễ Bổn Mạng cũng được Qúy Cha dâng Thánh lễ tại Giáo Buôn, do ca đoàn Giáo Buôn phụ trách.
6

                       Ban điều hành các Giáo Buôn
Được sự quan tâm của Quý Cha, Quý Soeurs, BTV HĐGX và các Ban ngành Đoàn Thể, thông qua Ban Loan Báo Tin Mừng, vừa qua đã hỗ trợ và giúp đỡ các gia đình khó khăn trong các Giáo Buôn cụ thể là:
7

Nhà Ami-Ama Rươc Buôn Êa Bông (thôn 6) mái tôn trị giá là: 3.800.000 đồng
8

Nhà Aê Nan buôn cuôr Knia ( thôn 5)  mái tôn phía sau trị giá: 4.O32.000 đồng.
9

Nhà Ami-Ama Ri buôn kdun ( thôn 4)  hỗ trợ phần nền trị giá: 3.650.000 đồng
 Ban Loan Báo Tin Mừng xin được đại diện các gia đình trên cám ơn đến Quý Cha, Quý Soeurs, HĐGX, 4 Giáo họ, 5 Đoàn thể, ban Hoa viên, Hiệp hội Thánh thể và cộng đoàn Lòng Chúa Thương xót đã hỗ trợ và giúp đỡ cho cộng đoàn Sắc tộc giáo xứ.

PHẦN III: ĐÔI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG – TẬP TỤC – VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ÊĐÊ
Trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, người Êđê là cư dân có mặt lâu đời ở miền Trung và Tây Nguyên vơi nhiều nét văn hoá truyền thống  đặc trưng. Dấu vết về nguồn gốc của  dân tộc Êđê được phản ánh nhiều qua các bộ sử thi, những công trình kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, văn hoá dân gian, cho đến nay cộng đồng người Êđê vẫn duy trì theo truyền thống Mẫu Hệ.
Ở Việt Nam, dân tộc Êđê đứng thứ 11 trong tổng số 54 dân tộc anh em, ước  tính có hơn 331.194 người Êđê. Cư trú tập trung ở các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai Tỉnh Khánh Hoà và Phú Yên của Việt Nam
Tộc người Êđê vốn thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư vào miền trung Việt Nam rồi di dân lên vùng đất cao nguyên , tây nguyên khoảng cuối thế kỷ thứ VIII đến thứ kỷ thư XV, nhưng trong sâu thẳm văn hoá của người Êđê, bến nước và con thuyền vẫn là những hình ảnh chưa hề phai nhạt.
Người Êđê có nhiều nhánh khác nhau như:
Êđê Kpă ( tự nhận là chính dòng) cư trú quanh Thành Phố Ban Mê Thuột, Krông Ana, Krông Păk  Cư’M’gar,  là ngôn ngữ chuẩn có chữ viết của người Êđê.
Êđê Adham xuất phát từ chữ Ấn Độ là Adham có nghĩa là vùng trũng đệm, pha tạp. Êđê Adham cư trú tại Huyện Krông Puk, Cư m’gar, Thị Xã Buôn Hồ, Krông Năng, và một phần Êa Hleo của Tỉnh Đăk Lăk.

Êđê Mdhur xuất phát từ chữ Ấn Độ, là madahura có nghiã là vùng cằn cỗi, vùng đất thấp. Êđê Mdhur cư trú tại Huyện M’Đrăk phía đông Tỉnh Đăk Lăk, sông Hinh của Tỉnh Phú Yên
Êđê Bih  là nhóm rang đê cổ nhất , bảo lưu nhiều dấu vết cổ qua ngôn ngữ. Êđê Bih có truyền thống làm gốm, dệt chiếu, trồng lúa  nước. Họ cư trú ven sông Krông Ana, Krông Nô của tỉnh  Đăk  Nông.
Êđê Krung  xuất phát từ chữ Ku rung trong ngôn ngữ rang đê cỗ, khi Vua Chế Môn, Chế Bồng Nga mộ lính đi đánh giặc họ tự gọi các thủ lĩnh đó là Ku Rung, cư trú chủ yếu tại Huyện Êa Hleo, Krông  Puk  của  Tỉnh  Đăk  Lăk.
Ngoài ra còn có các nhóm địa phương nhỏ khác như  Blô, Kdrao, Êpan.
10

Về phương diện văn hoá:   Nhà sàn dài là hiện vật lớn, thể hiện nhiều điều, nhiều khía cạnh. Văn hoá đặc trưng của người Êđê là xã hội mẫu hệ. Những biểu tượng của xã hội mẫu hệ thể hiện ngay từ khi đến nhà dài của người Êđê, đó là biểu tượng của đôi bầu sữa của người phụ nữ được tạc đầy tròn ở cầu thang. Đầu hồi phía bắc của ngôi nhà và các mặt bên thân cột trong nhà. Các vật dụng trong nhà cũng thể hiện rõ nét của chế độ mẫu hệ.  Nhà dài của người Êđê có hai cầu thang , bên  đực  và  bên  cái.
Cầu thang cái là để dành cho khách, có hai bầu sữa thể hiện cho chế độ mẫu hệ, nếu là khách chúng ta đi lên, nắm vào hai bầu sữa này để tôn trọng những người phụ nữ trong gia đình của họ, kế đến là hình bán nguyệt  thể hiện cho sự thủy chung  giữa  người  Vợ  và người Chồng.
Cầu thang đực là để dành cho người trong gia đình đi lại, nếu mình là khách mà đi lên cầu thang này thì họ sẽ nghĩ mình làm  những  gì  xấu  xa  với  gia  đình  của  họ.
Nhà sàn dài của người Êđê: Có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía đông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền, nhà người Êđê thuộc loại hình nhà sàn thấp, thường dài từ 15 đến 100 mét tuỳ theo gia đình nhiều người hay ít người. Đó là nhà Êđê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên, là nhà của những gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Nhà dài cũng là công trình biểu tượng phản ánh nhiều nét văn  hoá  đặc  trưng  nhất  của  dân  tộc  Êđê.
11

Trong Gia Đình người Êđê: Chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông kết hôn và sinh sống tại nhà Vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà thờ cúng Ông Bà và có trách nhiệm nuôi dưỡng Cha Mẹ già. Khi một người con gái lấy chồng, ngôi nhà sẽ được tiếp tục nối dài thêm cho gia đình mới. Nhìn vào các cửa sổ của ngôi nhà dài có thể biết cô gái Êđê đã có gia đình hay chưa. Nếu cửa sổ được mở ra thì người phụ nữ đó đã lấy chồng.
12

Theo truyền thống Tâm Linh: Trong đời sống sinh hoạt văn hoá ngày nay, bà con dân tộc Êđê ở nhiều nơi vẫn lưu giữ nhiều lễ hội, nghi lễ, nét đẹp văn hoá truyền thống mang bản sắc của dân tộc mình như: lễ đâm trâu, lễ cúng nhà mới, lễ cúng vòng đời, lễ trưởng thành. Người Êđê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú gồm thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các khan ( trường ca, sử thi ) nổi tiếng như khan Đam san, khan Đam kteh, M’lan… Người Êđê là dân tộc yêu ca hát, thích tấu nhạc và rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ phổ biến của người Êđê gồm có: Cồng, Chiêng, Trống, Sáo, Khèn, Gôc, Kni, Đàn Đinh Năm ….
Theo luật tục mẫu hệ của người Êđê: Thì danh xưng cũng được thay đổi: khi chưa kết hôn thì  có tên là:
Ví du :con gái  H’ Hoa- Êban -    Con trai: Y’ Vinh  Byă
Khi đã kết hôn, con gái được gọi tên là:  Vợ Y-Vinh , con trai thì gọi là Chồng H-Hoa.Khi có con đầu lòng thì lấy tên con được gọi là:
Ami   =  Mẹ      Ama   =  Bố
Khi có cháu thì lấy tên cháu được gọi là:
ADuôn  =  Bà  ( Nội  - Ngoại)
Aê  =   Ông  ( Nội – Ngoại)
 Buôn thường mang tên người chủ bến nước ( PôPi Êa) chủ yếu là tên người phụ nữ  ( mẫu hệ).
Đứng đầu mỗi làng có một người được gọi là chủ bến nước, thay mặt vợ điều hành mọi hoạt động của cộng đồng.
13

Chữ người Êđê: Được hình thành từ những năm nữa cuối thế kỷ XIX. Những người đã nghiên cứu dựa vào mẫu chữ la tinh để ghi âm chữ Êđê là các Cha Cố Alexandre de Rhoder BoRri và Merini. Năm 1838 Cha Tabert đã vẽ được tấm bản đồ, thổ nhưỡng dân cư Tây Nguyên và Đăk Lăk. Năm 1851-1857 có các Cha Bouillevaux, Fontaine, Azema, đến Cao Nguyên M’nông xây dựng Giáo Đường đã dùng mẫu chữ Latinh được dùng để ghi chép, biên soạn tiếng Êđê và Stiêng để dịch Kinh Thánh phục vu cho việc truyền giáo.
 Người có công lớn nhất trong việc biên soạn bộ chữ Êđê là Cha Cố Alexandre de Rhodes, sau này các nhà trí thức người Êđê là Y-Jut  HWing, Y-Ut Niê Buôn Rit và Y-Blul Niê Blô đã cùng nhau hoàn thiện dần chữ Êđê như ngày nay
 Luật tục của người Êđê có 236 điều bao gồm các nội dung về quan hệ cộng đồng, quan hệ của chủ Buôn với dân, giữa Cha Mẹ với Con cái, về sở hữu tài sản, sở hữu đất đai, rẫy nương, nguồn nước, giữ  gìn an ninh trật tự cộng đồng.
Ngày nay, cuộc sống ở các Buôn Làng Êđê đang thay đổi nhanh chóng, nhưng mọi sự đổi thay không làm mất đi tập tục văn hoá truyền thống hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên. Nhưng phong tục văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Êđê đang góp phần làm phong phú hơn bản sắc văn hoá trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Mời xem thêm HÌNH ẢNH

Tác giả bài viết: Bài viết & Hình ảnh: Cộng đoàn Sắc Tộc GX

Tổng số điểm của bài viết là: 55 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây